Dưới đây tôi sẽ đưa ra cho bạn 8 phương pháp để có thể quản lý việc phát triển phần mềm một cách hiệu quả. Bạn có thể sẽ thấy nhiều điểm chung giữa phương pháp này và phương pháp khác. Việc chúng ta nên làm là chọn một phương pháp và ứng dụng nó vào việc làm việc nhóm để có thể giảm thiểu được lãng phí nhân công, tối ưu hóa công việc và làm chủ sự cộng tác giữa người với người.
1. Agile
Agile là một khái niệm thông dụng nhất dùng dể diễn tả việc phát triển phần mềm. Nó có thể được xem như là một từ khóa trong mọi lĩnh vực mà cần phải làm thật nhanh, điều này cũng có nghĩa agile nhấn mạnh vào việc tránh lãng phí thời gian và tối ưu hóa công suất làm việc
Phần lớn các phương pháp phát triển phần mềm khác đều dựa trên agile với việc nhấn mạnh vào sự lặp lại, cộng tác người với người, đề cao tính hiệu quả trong công việc, những điều này trái ngược với các phương pháp phát triển cũ. Một ví dụ khá hay mà tôi dùng để hính tượng hóa sự so sánh đó là agile và phương pháp cũ giống như là nhạc jazz và nhạc cổ điển.
Các phương pháp quản lý theo kiểu truyền thống, chẳng hạn như phương pháp waterfall mà tôi sẽ đề cập bên dưới, giống như nhạc cổ điển, do một người chỉ huy có kế hoạch cụ thể về cách phát nhạc. Mặt khác, agile giống như nhạc jazz, kết hợp với nhau thông qua sự hợp tác, thử nghiệm và lặp đi lặp lại giữa các thành viên trong ban nhạc. Agile thích ứng và phát triển với những ý tưởng, tình huống và hướng đi mới.
2. Waterfall
Phương pháp watefall là một phương pháp quản lý truyền thống không còn phổ biến trong việc phát triển phần mềm nữa. Trong nhiều năm trước, mô hình waterfall là một trong những phương pháp quản lý hàng đầu, nhưng cách tiếp cận cứng nhắc của nó không thể đáp ứng nhu cầu năng động của phát triển phần mềm ở thời điểm hiện tại.
Người ta thường thấy phương pháp waterfall được sử dụng để quản lý dự án hơn là phát triển sản phẩm. Khi bắt đầu một dự án, các nhà quản lý dự án thu thập tất cả các thông tin cần thiết và sử dụng nó để lập một kế hoạch hành động cụ thể với tất cả các thông tin liên quan. Thông thường, kế hoạch này là một quy trình tuyến tính, từng bước với các nhiệm vụ được sắp xếp liên tục, đó chính là lý do mà phương pháp này mang tên “waterfall”
Phương pháp waterfall được định hướng theo kế hoạch một cách cứng nhắc, để lại rất ít chỗ để điều chỉnh. Nó ít nhiều ngược lại với agile, ưu tiên bám sát kế hoạch hơn là thích nghi với hoàn cảnh mới.
3. Feature driven development (FDD)
Phát triển theo hướng tính năng cũng được coi là một phương pháp cũ. Mặc dù nó sử dụng một số nguyên tắc agile, nó cũng được xem như là tiền thân của các phương pháp agile và lean ngày nay.
Như tên đã nói, quy trình này tập trung vào việc thường xuyên triển khai các tính năng được khách hàng coi trọng. Đó là một quá trình lặp đi lặp lại với tất cả mục tiêu là mang lại kết quả hữu hình cho người dùng cuối. Quy trình này có tính thích ứng và cải tiến dựa trên dữ liệu và kết quả được thu thập thường xuyên để giúp các nhà phát triển phần mềm xác định và phản ứng với các lỗi.
Phương pháp FDD này tập trung với một số nhóm nhà phát triển muốn có cách tiếp cận định hướng cấu trúc cao và phân phối rõ ràng trong khi vẫn để lại một số tự do cho việc lặp lại.
4. Lean
Mô hình Lean xuất phát từ các nguyên tắc Lean trong sản xuất. Về cốt lõi, việc phát triển theo mô hình Lean cố gắng nâng cao hiệu quả bằng cách loại bỏ lãng phí. Bằng cách giảm bớt các nhiệm vụ và hoạt động không mang lại giá trị thực, các thành viên trong nhóm có thể làm việc với hiệu quả tốt hơn.
Năm nguyên tắc Lean cung cấp một quy trình làm việc mà các nhóm sử dụng để xác định sự lãng phí và tinh chỉnh các quy trình. Lean cũng là một hướng tư duy có thể giúp mọi người làm việc hiệu quả, năng suất và hiệu quả hơn.
Các triết lý và nguyên tắc của Lean có thể được áp dụng song song với các phương pháp khác như agile. Lean cung cấp một bức tranh rõ ràng để mở rộng quy mô agile trong các tổ chức lớn hoặc đang phát triển.