8 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ CÓ THỂ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM HIỆU QUẢ (PHẦN I I) -

8 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ CÓ THỂ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM HIỆU QUẢ (PHẦN I I) -

8 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ CÓ THỂ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM HIỆU QUẢ (PHẦN I I) -

8 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ CÓ THỂ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM HIỆU QUẢ (PHẦN I I) -

8 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ CÓ THỂ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM HIỆU QUẢ (PHẦN I I) -
8 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ CÓ THỂ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM HIỆU QUẢ (PHẦN I I) -
(028) 35124257 - 0933 427 079

8 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ CÓ THỂ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM HIỆU QUẢ (PHẦN I I)

08-11-2021
Từ xưa đến nay các nhà phát triển phần mềm đều sử dụng các phương pháp, hướng tiếp cận, và các công cụ để có thể tạo ra giá trị cho khách hàng. Tùy thuộc vào nhu cầu của nhóm và các bên liên quan đến sản phẩm, chúng ta thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp lại cùng với nhau để đạt được kết quả tốt nhất.

5. Scrum

Scrum là một hệ thống được sử dụng thường xuyên bởi các nhóm phát triển phần mềm. Được kế thừa các đặc tính của agile, Scrum rất linh hoạt, tập trung vào cách tiếp cận theo hướng giá trị. Quy trình Scrum dựa trên chủ nghĩa kinh nghiệm, việc tích lũy kiến thức trong mô hình Scrum nằm chủ yếu ở việc thực hành và kinh nghiệm cá nhân.

Một Scrum diễn ra trong một khoảng thời gian đặt trước được gọi là sprint. Thông thường, khung thời gian này là từ hai đến bốn tuần. Mục tiêu của mỗi sprint là mang lại một phiên bản không hoàn hảo nhưng đang tiến bộ của sản phẩm để có thể chuyển ngay đến khách hàng rồi sau đó có thể nhận phản hồi và sửa chữa tính năng rồi tích hợp ngay vào bản sprint sau.

Các mục tiêu cụ thể của mỗi sprint được xác định bởi chủ sở hữu sản phẩm, người đặt hàng và ưu tiên các phần tồn đọng (các hiện vật cần hoàn thành). Nhóm phát triển sẽ lặp đi lặp lại sprint để điều chỉnh dựa trên thành công, thất bại và phản hồi cho sản phẩm của họ.

Hiện nay, công cụ để có thể thực hành Scrum hiệu quả là Jira

6. Extreme programming (XP)

Extreme programing, còn được gọi là XP, là một phương pháp dựa trên việc cải thiện chất lượng phần mềm và khả năng đáp ứng của phần mềm đó với các mục tiêu mà nhóm phát triển đưa ra. Đó là một cách tiếp cận dựa trên agile mở rộng từ yêu cầu của khách hàng; mục tiêu cuối cùng là tạo ra kết quả chất lượng cao. Chất lượng không chỉ giới hạn ở sản phẩm cuối cùng - chất lượng áp dụng cho mọi khía cạnh của công việc, đảm bảo trải nghiệm làm việc tuyệt vời cho các nhà phát triển, lập trình viên và người quản lý.

Việc ra quyết định trong XP dựa trên năm giá trị: giao tiếp, đơn giản, phản hồi, can đảm và tôn trọng. Các chi tiết cụ thể của XP không thể áp dụng cho tất cả các trường hợp, nhưng những ý tưởng chung về XP có thể cung cấp giá trị bất kể hoàn cảnh nào.

7. Rapid application development (RAD)

Rapid application development (RAD), được dịch là xây dựng ứng dụng nhanh , là một phương pháp agile nhằm tạo ra kết quả chất lượng với mức đầu tư chi phí thấp. Quy trình ưu tiên tạo mẫu nhanh và lặp lại thường xuyên

Việc phát triển theo RAD bắt đầu bằng việc xác định các yêu cầu của dự án. Từ đó, các nhóm thiết kế sẽ xây dựng các nguyên mẫu (prototype) không hoàn hảo để đưa đến các bên liên quan trong thời gian sớm nhất. Việc tạo mẫu và xây dựng lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi sản phẩm hoàn chỉnh và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Về mặt lý thuyết thì RAD và Scrum có nhiều điểm giống nhau, tuy nhiên RAD được sử dụng cho những project có tính lặp lại cao. Điều này là lý tưởng cho các dự án nhỏ với mục tiêu được xác định rõ ràng. Quy trình này giúp các nhà phát triển thực hiện các điều chỉnh nhanh chóng dựa trên phản hồi thường xuyên từ khách hàng. Phản hồi này được đưa vào bản thiết kế của sản phẩm để các quyết định phát triển sau này đều dựa trên những suy nghĩ và mối quan tâm trực tiếp của khách hàng.

8. DevOps

Phương pháp DevOps là sự kết hợp giữa Dev (phát triển phần mềm) và Ops (quá trình hoạt động của phần mềm). Hai nhóm này cùng nhau tạo ra một tập hợp để cải thiện giao tiếp và cộng tác giữa các bộ phận chịu trách nhiệm phát triển một sản phẩm.

 

Đó là một vòng giao tiếp liên tục giữa các nhà phát triển sản phẩm và nhóm Ops. Giống như nhiều quy trình agile khác, nó dựa vào phản hồi liên tục để giúp các nhóm tiết kiệm thời gian, tăng sự hài lòng của khách hàng, cải thiện tốc độ khởi chạy và giảm rủi ro.

Các bước triển khai DevOps đều nhằm mục đích tăng sự hài lòng của khách hàng với các tính năng, chức năng và cải tiến mới. Tuy nhiên, phương pháp này có một số hạn chế. Một số khách hàng không muốn cập nhật liên tục cho hệ thống của họ khi họ đã hài lòng với sản phẩm cuối cùng.


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0