Mình bước chân vào nghề IT đến nay vừa tròn đúng 10 năm. Ngoài việc học CNTT ở trường, thì như hầu hết các bạn thời điểm đó, mình học thêm các chứng chỉ bên ngoài, để có thể có được lợi thế hơn khi tìm kiếm việc làm. Mình khởi đầu bằng việc học CCNA, nhưng vì nhiều lý do mình không đi theo con đường Cisco, mà rẽ nhánh sang hướng System nhiều hơn.
Trong khoảng gần 5 năm trở lại, mình không cập nhật xu thế công nghệ nữa, do đã chuyển sang làm một vị trí khác, sau ngần ấy thời gian, ắt hẳn công nghệ thay đổi nhiều lắm, mình nghĩ vậy, khi nghe đến các khái niệm như Virtualization, Automation… thì chỉ nhớ loáng thoáng qua, phần lớn dựa vào ngữ nghĩa của từ khi dịch từ Anh qua Việt, như Virtualization, có nghĩa là ảo hóa, ảo hóa server, ảo hóa mạng gì đấy, Automation nghĩa là tự động, chắc là tự động hóa một số tác vụ nào đó trong hệ thống.
Đến khi mình chuyển đến đơn vị mới, tình cờ lại được lãnh đạo công ty cử đi học, giống như một cái duyên thì đúng hơn, thì lại đến với Cisco một lần nữa.
Mình chọn theo học khóa học CCNP Encor tại VnPro, một phần vì đáp ứng yêu cầu của công ty, một phần qua tìm hiểu kiến thức của khóa học khá tổng quát, đi qua nhiều phần như: switching, routing, hạ tầng mạng doanh nghiệp, bảo mật, Automation, QoS, SD-WAN… các kiến thức có thể giúp mình tiếp cận trở lại với công nghệ, cũng như tự tin hơn trong công việc.
Có được chứng chỉ CCNP Encor sẽ chứng minh được kiến thức, kỹ năng của bạn trong việc xử lý vấn đề, đưa ra giải pháp cho một mạng doanh nghiệp.
Về cơ bản, kiến thức của môn Encor vẫn dựa trên nền tảng Routing và Switching, được thiết kế tập trung vào các chủ đề như: Architecture, Virtualization, Infrastructure, Network Assurance, Security, Automation. Do đó các bạn cần chuẩn bị cho mình các kiến thức nền về Routing và Switching để dễ tiếp thu các công nghệ mới khác.
Khóa học rất phù hợp cho các bạn là Network Admin, Network Support, Helpdesk hoặc các bạn sinh viên cần chuẩn bị kiến thức để quản trị hệ thống mạng của một doanh nghiệp.
Đối với mình khi học một kiến thức, một giải pháp nào đó thì mình mong muốn nó áp dụng được vào thực tiễn của công ty, đáp ứng được yêu cầu, giải quyết được bài toán của doanh nghiệp.
Xuất phát từ yêu cầu xây dựng hệ thống mạng của một doanh nghiệp, mình ánh xạ vào kiến thức của môn Encor như sau:
Các yêu cầu cơ bản của một doanh nghiệp |
Mapping các kiến thức môn Encor |
Xây dựng hạ tầng cơ bản cho một trụ sở |
Routing, Switching, VLAN, Trunking, SD-Access… |
Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh kết nối với nhau |
SD-WAN, Routing, Switching… |
Cho phép người dùng các thiết bị di động kết nối vào mạng |
AP, WLC, roaming.. |
Yêu cầu có các chính sách nâng cao: Xác thực người sử dụng, đảm bảo an toàn bảo mật |
802.1X, ACL, Role base Access Control, AAA, Zone Base Firewall… |
Cho phép hệ thống kết nối Internet |
NAT… |
Ảo hóa tài nguyên |
Các kiển thức Hypervisor, VM, Virtual Switching, LISP, VXLAN, VRF… |
Đảm bảo tính dự phòng |
Spanning Tree, EtherChannel, HSRP, VRRP,… |
Quản lý tập trung hệ thống mạng, các thiết bị |
SNMP, IPSLA, SPAN, Cisco DNA Center, Netflow, Syslog… |
Đảm bảo chất lượng dịch vụ |
QoS |
Cải thiện hiệu năng mạng |
PIM, Multicast, IGMP |
Tự động hóa công tác triển khai |
Python, JSON, YANG model, các công cụ: Chef, Ansible, SaltStack, Puppet… |
Theo mình kiến thức môn EnCor khá rộng, có thể gọi là hơi nặng, do nó bao quát tất cả các khía cạnh của một mạng doanh nghiệp, từ có dây đến không dây, định tuyến đến chuyển mạch, đến các kiến thức nâng cao cho hệ thống như bảo mật, ảo hóa, đảm bảo dịch vụ mạng… Để có thể nắm hết được các kiến thức, mình nghĩ sau khi học xong một chủ đề, các bạn nên tự xây dựng cho mình một bảng tóm tắt, hệ thống lại các kiến thức, các ý chính của chủ đề đó. Các kiến thức do bạn tự note lại sẽ khắc sâu vào trí nhớ hơn cả các kiến thức nắm được qua quá trình học.