Chương 10: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF (PHẦN 4) -

Chương 10: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF (PHẦN 4) -

Chương 10: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF (PHẦN 4) -

Chương 10: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF (PHẦN 4) -

Chương 10: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF (PHẦN 4) -
Chương 10: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF (PHẦN 4) -
(028) 35124257 - 0933 427 079

Chương 10: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF (PHẦN 4)

22-05-2020

4.Vùng ngõ cụt

OSPF có thể tiếp tục giảm phí tổn bằng cách cấu hình từng vùng bằng một hoặc vài luật biến đổi, gọi là vùng ngõ cụt (stubby area). Vùng này sử dụng thông tin để đến các mạng trong vùng khác bằng cách các router trong cùng một vùng phải truyền gói tin đến vài ABR. Nếu không có các vùng stub, ABR phải quảng bá tất cả các mạng bên trong một vùng sao cho các router biết về các mạng cụ thể. Với vùng stub, ABR không gửi các LSA kiểu 5 vào trong vùng, thay vào đó ABR sẽ tạo và quảng bá một tuyến mặc định vào trong vùng stub. Kết quả là các router trong vùng stub sẽ dùng một tuyến mặc định để đẩy gói tin đến ABR. Tuy nhiên các router nội vùng bây giờ có LSDB nhỏ hơn trong một vùng.

Một trường hợp kinh điển dùng vùng stub là một vùng có một router ABR nhưng thực ra vùng stub vẫn có thể chạy tốt trong trường hợp có nhiều ABR. Ví dụ, cách duy nhất để đi ra khỏi vùng 3 là thông qua ABR, R1. Vì vậy chỉ có R1 quảng bá tuyến mặc định vào trong vùng 3 thay vì quảng bá các LSA kiểu 5.

Hình 10.10: Một sơ đồ mạng xuất hiện vùng Stub

Trong hình 10.10, vùng 5 có hai router ABR. Nếu vùng 5 là một vùng stub, cả hai ABR sẽ đưa một tuyến đường mặc định default route vào trong vùng 5 đó. Cấu hình này có thể chạy tốt nhưng có thể dẫn đến vấn đề định tuyến không tối ưu.

OSPF định nghĩa vài kiểu mạng khác nhau của vùng stub. Theo định nghĩa, tất cả các vùng stub đều không cho quảng bá LSA loại 5 vào trong vùng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các biến thể, vùng stub có thể ngăn ngừa LSA loại 3 đưa vào trong vùng. Các biến thể bao gồm một router bên trong một vùng stub  có thể đưa tuyến vào trong OSPF, vì vậy sẽ đưa vào một tuyến ngoại.

Bảng 10.4 liệt kê các biến thể khác nhau trên kiểu vùng stub và các tên gọi của các biến thể này. Chú ý trong bảng 10.4 là tất cả các kiểu stub đều không quảng bá LSA kiểu 5 đi vào một vùng. Khi tên bao gồm từ  khoá  “totally”, LSA kiểu 3 cũng không được truyền vào trong vùng, giảm thiểu đáng kể kích thước của LSDB. Nếu tên gọi có “NSSA”, nó có nghĩa là các tuyến ngoại có thể được đưa vào trong OSPF bởi các router bên trong vùng stub. Chú ý rằng các LSA cho các tuyến này có thể là kiểu 7.

 

Kiểu vùng

Có ngưng truyền LSA kiểu 5?

Có ngưng truyền LSA kiểu 3?

Cho phép tạo LSA kiểu 7 bên trong vùng

Stub

Không

Không

Totally stubby

Không

Not-so-stubby-area

Không

Totally NSSA

 

Bảng 10.4: Các kiểu vùng biến thể của stub trong OSPF

Cấu hình một vùng stub khá đơn giản. Tất cả các router trong một vùng phải có cùng tuỳ chọn stub. Bảng 10.5 liệt kê tùy chọn này.

 

Kiểu stub

Lệnh trong chế độ router ospf

NSSA

Area area-id nssa

Totally NSSA

Area area-id nssa no-summary

Stub

Area area-id stub

Totally stubby

Area area-id stub no-summary

 

Bảng 10.5: Các lệnh cấu hình kiểu mạng Stub

Ví dụ dưới đây hiển thị kết quả của các cấu hình sau, dựa trên hình 10.10.

  • Vùng 3 được cấu hình như totally NSSA.
  • R3 sẽ đưa vào một tuyến ngoại đi về mạng 192.168.21.0/24 như là LSA kiểu 7.
  • Vùng 4 được cấu hình như totally stubby.
  • Vùng 5 được cấu hình như stub.

R3 là totally NSSA, được mô tả bằng ký hiệu bằng “IA” gần đầu của kết quả lệnh show ip route nhưng chỉ có các tuyến nội vùng là tuyến mặc định được tạo ra và gửi bởi R1 là ABR.

R3# show ip route ospf

10.0.0.0/8 is variably subnetted, 3 subnets, 2 masks

O 10.3.2.0/23 [110/11] via 10.3.1.33, 00:00:00, Ethernet0/0

O*IA 0.0.0.0/0 [110/65] via 10.3.13.1, 00:00:00, Serial0/0.1

Vẫn trên R3, loại LSA kiểu 3 được tạo ra bởi ABR R1 được hiển thị trước. Kế tiếp, các NSSA LSA kiểu 7 được tạo ra bởi R3 được liệt kê.

R3# show ip ospf database | begin Summary

Summary Net Link States (Area 3)

Link ID ADV Router Age Seq# Checksum

0.0.0.0 1.1.1.1 704 0x80000004 0x00151A

Type-7 AS External Link States (Area 3)

Link ID ADV Router Age Seq# Checksum Tag

192.168.21.0 3.3.3.3 17 0x80000003 0x00C12B 0

Trên R1, vì R1 kết nối vào vùng 3 nó cũng có các NSSA được tạo ra bởi R3. Chú ý rằng router đang quảng bá là R3 và nó là một tuyến dạng E2.

 

R1# show ip ospf database nssa-external

OSPF Router with ID (1.1.1.1) (Process ID 1)

Type-7 AS External Link States (Area 3)

Routing Bit Set on this LSA

LS age: 188

Options: (No TOS-capability, Type 7/5 translation, DC)

LS Type: AS External Link

Link State ID: 192.168.21.0 (External Network Number )

Advertising Router: 3.3.3.3

LS Seq Number: 80000003

Checksum: 0xC12B

Length: 36

Network Mask: /24

Metric Type: 2 (Larger than any link state path)

TOS: 0

Metric: 20

Forward Address: 10.3.13.3

External Route Tag: 0

R2# show ip ospf database nssa-external

OSPF Router with ID (2.2.2.2) (Process ID 2)

Kế tiếp, R2 có một LSA kiểu 5 trên mạng; R1 chuyển kiểu 7 sang kiểu 5 trước khi phát tán nó vào vùng khác. Dưới đây là cùng một lệnh trên R2 không phải trên vùng 3 cho thấy không có LSA kiểu 7 nào. Các router ABR chuyển kiểu 7 sang kiểu 5 trước khi đưa nó vào vùng khác.

R2# show ip ospf database | begin Type-5

Type-5 AS External Link States

Link ID ADV Router Age Seq# Checksum Tag

192.168.1.0 7.7.7.7 521 0x80000050 0x003615 0

192.168.2.0 7.7.7.7 521 0x8000004D 0x00B418 0

192.168.21.0 1.1.1.1 1778 0x80000019 0x006682 0

Dưới đây, R4 là totally stubby chỉ với một tuyến dạng liên vùng

R4# show ip route ospf

O*IA 0.0.0.0/0 [110/1563] via 10.4.14.1, 00:11:59, Serial0/0.1

Router R5 trong một vùng stub có vài tuyến dạng liên vùng nhưng không có tuyến ngoại (192.168.1.0). Mặc định R5 chỉ đến R2.

R5# show ip route ospf

10.0.0.0/8 is variably subnetted, 7 subnets, 3 masks

O IA 10.3.13.0/24 [110/115] via 10.5.25.2, 13:45:49, Serial0.2

O IA 10.3.0.0/23 [110/125] via 10.5.25.2, 13:37:55, Serial0.2

O IA 10.1.1.0/24 [110/51] via 10.5.25.2, 13:45:49, Serial0.2

O IA 10.4.0.0/16 [110/1613] via 10.5.25.2, 13:45:49, Serial0.2

O*IA 0.0.0.0/0 [110/51] via 10.5.25.2, 13:45:49, Serial0.2

Dưới đây, chi phí của R5 trên các cổng đi về R1 và R2 được mô tả. Chú ý rằng giá trị chi phíc mặc định là 51, được tính như là 50 cộng thêm 1 trong tóm tắt tuyến (kiểu 3) cho tuyến mặc định 0.0.0.0/0 được tạo ra bởi R2. R5 đơn giản cho dùng tuyến mặc định có chi phí thấp hơn.

R5# sh ip ospf int brief

Interface PID Area IP Address/Mask Cost State Nbrs F/C

Se0.1 1 5 10.5.15.5/24 64 P2P 1/1

Se0.2 1 5 10.5.25.5/24 50 P2P 1/1

Et0 1 5 10.5.1.5/24 10 DR 0/0

Kế tiếp R2 thay đổi chi phí của tuyến tóm tắt đang được quảng bá từ 1 thành 15.

R2# conf t

Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z.

R2(config)# router ospf 2

R2(config-router)# area 5 default-cost 15

Dưới đây chi phí của tuyến mặc định chỉ đến R1 và R2 đều bằng nhau, vì vậy cả hai đều nằm trong bảng định tuyến.

R5# show ip route ospf

! lines omitted for brevity

O*IA 0.0.0.0/0 [110/65] via 10.5.25.2, 00:00:44, Serial0.2

[110/65] via 10.5.15.1, 00:00:44, Serial0.1

Từ “IA” để chỉ đến những tuyến liên vùng, E1 chỉ đến những tuyến ngoại kiểu 1 và E2 chỉ đến những tuyến ngoại kiểu 2.

III. CẤU HÌNH GIAO THỨC OSPF

Phần này mô tả các lệnh cấu hình OSPF và các chủ đề cấu hình OSPF chưa được mô tả trong các chương trước.

Ví dụ dưới đây mô tả cấu hình của các router đáp ứng các yêu cầu thiết kế như sau:

  • Chứng minh rằng OSPF PID không nhất thiết phải giống nhau trên các router.
  • Dùng lệnh network để chỉ ra các cổng, qua đó kích hoạt việc tìm láng giềng trong mạng 10.0.0.0.
  • Cấu hình RID của S1 là 7.7.7.7.
  • Thiết lập độ ưu tiên trên LAN đường trục ưu tiên S1 và S2 để trở thành DR/BDR.
  • Cấu hình một khoảng thời gian hết hạn bằng 1 giây khoảng thời gian Hello bằng 250 ms trên LAN.

R1 được cấu hình khoảng thời gian hết hạn là 1 giây và thời gian Hello là ¼ giây.

interface FastEthernet0/0

ip address 10.1.1.1 255.255.255.0

ip ospf dead-interval minimal hello-multiplier 4

R1 dùng cùng cấu hình area dạng stub, với lệnh network dựa trên hai byte đầu tiên. Chú ý rằng lệnh network đặt từng cổng vào trong vùng phù hợp.

router ospf 1

area 3 nssa no-summary

area 4 stub no-summary

area 5 stub

network 10.1.0.0 0.0.255.255 area 0

network 10.3.0.0 0.0.255.255 area 3

network 10.4.0.0 0.0.255.255 area 4

network 10.5.0.0 0.0.255.255 area 5

Cấu hình của R2 cũng dùng đặc tính gửi Hello nhanh, nếu không nó sẽ không bắt tay cơ chế Hello và thời gian chờ với R1.

! R2

interface FastEthernet0/0

ip address 10.1.1.2 255.255.255.0

ip ospf dead-interval minimal hello-multiplier 4

Dưới đây, R2 dùng PID khác với R1 nhưng thông số PID chỉ được dùng cục bộ. R1 và R2 sẽ trở thành láng giềng. Ngoài ra tất cả các router trong vùng phải được cấu hình để trở thành vùng stub. R2 thực hiện việc cấu hình trên vùng 5 như dưới đây:

router ospf 2

area 5 stub

network 10.1.0.0 0.0.255.255 area 0

network 10.5.25.2 0.0.0.0 area 5

Chú ý rằng vùng 2 của R3 nssa no-summary phải giống như trên R1. Tương tự là cấu hình R4 phải giống như cấu hình của R1 cho vùng 4.

!R3 !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

router ospf 1

area 3 nssa no-summary

network 10.0.0.0 0.255.255.255 area 3

!R4

!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

router ospf 1

area 4 stub no-summary

network 10.0.0.0 0.255.255.255 area 4

!S1

!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

S1 có Hello và thời gian chờ giống trên LAN. Ngoài ra nó gán độ ưu tiên cho OSPF bằng 255 là giá trị lớn nhất, với hy vọng trở thành DR.

interface Vlan1

ip address 10.1.1.3 255.255.255.0

ip ospf dead-interval minimal hello-multiplier 4

ip ospf priority 255

Dưới đây, S1 gán RID bằng tay, không dựa vào bất kỳ địa chỉ cổng nào của router.

router ospf 1

router-id 7.7.7.7

network 10.1.0.0 0.0.255.255 area 0

Dưới đây, cấu hình của S2 cũng giống các thông số thời gian, gán độ ưu tiên nhỏ hơn của S1 với hy vọng trở thành BDR.

! S2

!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

interface Vlan1

ip address 10.1.1.4 255.255.255.0

ip ospf dead-interval minimal hello-multiplier 4

ip ospf priority 254

!

router ospf 1

network 10.0.0.0 0.255.255.255 area 0

1. Chi phí trong OSPF và xóa các tiến trình OSPF

Ví dụ dưới đây chỉ ra vài chi tiết về việc xóa tiến trình OSPF và kiểm tra sự thay đổi của chi phí của OSPF. Ví dụ dưới đây mô tả các sự kiện sau:

  • Tiến trình OSPF của R3 bị xóa, làm tất cả các quan hệ láng giềng bị lỗi và phải khởi động lại.
  • Câu lệnh trên R3 log-adjacency-changes detail làm cho tất cả các chi tiết trong quan hệ láng giềng sẽ được hiển thị thông qua các thông báo.
  • R5 hiệu chỉnh các thiết lập của nó bằng lệnh ip ospf cost 50 trong cổng S0.2 để ưu tiên đường đi về mạng lõi thông qua R2 hơn là R1.
  • R2 được cấu hình để dùng một băng thông tham chiếu mới, thay đổi cách tính chi phí của nó trên từng cổng.

R3# clear ip ospf process

Reset ALL OSPF processes? [no]: y

Ở trên, tất cả các tiến trình OSPF bị xóa trên R3. R3 có lệnh log-adjacency-changes sao cho một thông điệp sẽ được tạo ra khi trạng thái thay đổi như hiển thị dưới đây cho R33 (RID 192.168.1.1).

00:02:46: %OSPF-5-ADJCHG: Process 1, Nbr 192.168.1.1 on Ethernet0/0 from FULL to DOWN, Neighbor Down: Interface down or detached

00:02:53: %OSPF-5-ADJCHG: Process 1, Nbr 192.168.1.1 on Ethernet0/0 from DOWN to INIT, Received Hello

00:02:53: %OSPF-5-ADJCHG: Process 1, Nbr 192.168.1.1 on Ethernet0/0 from INIT to 2WAY, 2-Way Received

00:02:53: %OSPF-5-ADJCHG: Process 1, Nbr 192.168.1.1 on Ethernet0/0 from 2WAY to EXSTART, AdjOK?

00:02:53: %OSPF-5-ADJCHG: Process 1, Nbr 192.168.1.1 on Ethernet0/0 from EXSTART to EXCHANGE, Negotiation Done

00:02:53: %OSPF-5-ADJCHG: Process 1, Nbr 192.168.1.1 on Ethernet0/0 from EXCHANGE to LOADING, Exchange Done

00:02:53: %OSPF-5-ADJCHG: Process 1, Nbr 192.168.1.1 on Ethernet0/0 from LOADING to FULL, Loading Done

Kế tiếp R5 có chi phí của cổng S0.2 và S0.1 tương ứng là 50 và 64.

R5# show ip ospf int brief

Interface PID Area IP Address/Mask Cost State Nbrs F/C

Se0.2 1 5 10.5.25.5/24 50 P2P 1/1

Se0.1 1 5 10.5.15.5/24 64 P2P 1/1

Et0 1 5 10.5.1.5/24 10 DR 0/0

Dưới đây, chi phí của S0.1 được dựa trên băng thông 64, dùng công thức 108/BW, với đơn vị của băng thông là bit/giây.

R5# sh int s 0.1

Serial0.1 is up, line protocol is up

Hardware is HD64570

Internet address is 10.5.15.5/24

MTU 1500 bytes, BW 1544 Kbit, DLY 20000 usec,

reliability 255/255, txload 1/255, rxload 1/255

Encapsulation FRAME-RELAY

Last clearing of "show interface" counters never

Kế tiếp, chi phí của các cổng của R2 được hiển thi, bao gồm chi phí tối thiểu trên F0/0.

R2# sho ip ospf int brief

Interface PID Area IP Address/Mask Cost State Nbrs F/C

Fa0/0 2 0 10.1.1.2/24 1 BDR 3/3

Se0/0.5 2 5 10.5.25.2/24 64 P2P 1/1

Dưới đây, R2 thay đổi băng thông tham chiếu từ giá trị mặc định 100Mbps sang thành 10,000Mbps. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cách tính chi phí của R2, tăng thêm 100 lần.

Danh sách dưới đây tóm tắt cách IOS chọn chi phí của OSPF cho từng giao tiếp.

  1. Gán chi phí từng láng giềng dùng lệnh neighbor cost >. Lệnh này chỉ hợp lệ trên những cổng mạng cho phép dùng câu lệnh neighbor.
  2. Gán chi phí cho từng cổng dùng lệnh ip ospf cost trong chế độ cổng.
  3. Cho phép chi phí dùng giá trị mặc định dựa trên băng thông cổng và băng thông tham chiếu (Ref-BW). Công thức là Ref-BW / BW (bps)
  4. Băng thông của cổng sẽ được tham khảo. Nhưng để thay đổi băng thông tham chiếu dùng lệnh ospf auto-cost reference-bandwidth bên trong tiến trình OSPF.

Phần lắt léo duy nhất của quá trình tính toán là giữ cho đơn vị tính dễ dàng, bởi vì băng thông cổng thường dùng đơn vị là kbps và đơn vị của lệnh auto-cost reference-bandwidth là Mbps. Ví dụ, trên R5, chi phí được tính toán bằng 100Mbps chia cho 1544kbps, trong đó 1544 kbps thì bằng 1.544Mbps. Kết quả được làm tròn thành số nguyên gần nhất là 64. Trên cổng F0/0 của R2, băng thông là 100,000 kbps hay 100Mbps, làm cho chi phí là 1. Sau khi thay đổi băng thông đến 10,000, có nghĩa là 10,000Mbps, chi phí R2 tính được sẽ nhiều hơn 100 lần.

Chú ý khi chọn lựa đường đi tốt nhất để đến một mạng, OSPF cũng xem xét khi nào một tuyến là dạng nội vùng (intra area), liên vùng (inter area), E1, E2. OSPF ưu tiên các tuyến nội vùng trước, sau đó đến tuyến liên vùng, sau đó là E1 và cuối cùng là E2. Trong tình huống bình thường, các tuyến đến một mạng phải có cùng loại, tuy nhiên, có thể có nhiều tuyến đường để đến một mạng trong một cây SPF nhưng những tuyến này có kiểu khác nhau.

2. Các giải pháp thay thế cho câu lệnh OSPF network

Kể từ hệ điều hành IOS Cisco phiên bản 12.3(11)T, cấu hình OSPF có thể hoàn toàn bỏ qua câu lệnh network. Thay vào đó chỉ dựa vào lệnh ip ospf process-id area area-id trong chế độ cổng.

Lệnh mới này cho phép chạy OSPF trên cổng và chỉ ra vùng của OSPF. Ví dụ trên R3, lệnh network 10.3.0.0 0.0.255.255 area 3 có thể bị xóa và thay thế bằng lệnh ip ospf 1 area 3 trong cổng s0/0.1 và e0/0.

Lệnh network và lệnh ip ospf area có vài điểm khác biệt khi địa chỉ thứ hai được dùng. Với câu lệnh network, OSPF quảng bá các mạng stub đối với bất kỳ địa chỉ phụ nào trùng với câu lệnh network. Lệnh ip ospf area có thể làm cho tất cả các địa chỉ thứ 2 trên cổng được quảng bá như mạng kiểu stub, trừ khi thông số secondaries none được dùng ở cuối lệnh.

3. Lọc thông tin OSPF

Các kỹ thuật lọc giữa các giao thức định tuyến giới thiệu vài thách thức đối với giao thức định tuyến link-state giống như OSPF. Các giao thức định tuyến link- state không quảng bá các tuyến, nó quảng bá các thông tin về sơ đồ mạng, tức là các LSA. Ngoài ra các cơ chế ngăn ngừa vòng lặp của OSPF dựa trên việc từng router có cùng một bản sao giống nhau của LSDB cho vùng đó. Việc lọc có thể làm cho các cơ sở dữ liệu LSDB là khác nhau trên các router chạy OSPF, làm cho việc định tuyến trở nên bất thường. IOS hỗ trợ ba biến thể của việc lọc tuyến trong OSPF. Các kiểu này là như sau:

  • Lọc tuyến, không lọc LSA: dùng lệnh distribute-list in, một router có thể lọc các tuyến mà tiến trình tính toán SPF đang cố gắng đưa nó vào bảng định tuyến mà không ảnh hưởng đến LSDB.
  • Lọc LSA kiểu 3 ở ABR: Một tiến trình để ngăn ngừa một ABR khỏi việc tạo ra các LSA kiểu 3.
  • Dùng lệnh area range với tùy chọn no-advertise: một tiến trình khác ngăn ngừa router ABR tạo ra LSA kiểu 3.

Lọc tuyến dùng lệnh distribute-list

Đối với RIP và EIGRP, lệnh distribute-list có thể được dùng để lọc các cập nhật theo chiều vào hoặc ra. Tiến trình này rất dễ dàng đối với RIP hay EIGRP, trong đó lệnh distribute-list sẽ tham chiếu đến ACL hay prefix-list. Với OSPF, lệnh distribute-list sẽ lọc các tất cả các tuyến trong bảng định tuyến IP, và lệnh này chỉ ảnh hưởng trên router được cấu hình lệnh distribute-list.

Chú ý rằng lệnh distribute-list  khi được dùng trong quá trình phân phối lại giữa OSPF và một giao thức khác sẽ kiểm tra những tuyến nào được vào và ra khỏi LSDB.

Các luật sau sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng danh sách phân phối (distribute list) trong khi OSPF không dùng phân phối lại với giao thức khác:

  • Danh sách phân phối có thể được dùng chỉ cho chiều lọc vào, bởi vì việc lọc theo chiều ra có thể là lọc LSA chứ không phải lọc tuyến.

Thuật toán lọc theo chiều vào sẽ không lọc LSA, thay vào đó sẽ lọc các tuyến mà SPF đã chọn để đưa vào bảng định tuyến.

Nếu distributelist bao gồm các thông số của cổng vào, cổng vào sẽ được kiểm tra như thể nó là cổng ra của route đó.

Ý cuối cùng có thể cần phải làm rõ thêm. Ví dụ, nếu R2 học được tuyến thông qua các cập nhật RIP hay EIGRP đi vào trên cổng s0/0 của R2, các tuyến này thường dùng R2 s0/0 như cổng ra của những tuyến đó. Các LSA thường được gửi vào trong một router trên vài cổng, vì vậy một router chạy OSPF thường kiểm tra các cổng ra của tuyến như thể nó đã học thông tin về tuyến thông qua các cập nhật trên cổng đó. Nói cách khác, cách dùng danh sách phân phối trong OSPF có thể tham chiếu đến các cổng của router.

Ví dụ dưới đây mô tả hai danh sách phân phối trên R5. Cấu hình mô tả hai cách làm để đạt được cùng một mục đích. Trong trường hợp này, R5 sẽ lọc tuyến về mạng 10.4.8.0/24 thông qua cổng s0.2 của R5 (về R2), thay vì dùng tuyến học được từ R1. Sau đó, router dùng route map để đạt được cùng kết quả.

! R5 has a route to 10.4.8.0/24 through R2 (10.5.25.2, s0.2)

R5# sh ip route ospf | incl 10.4.8.0

O IA 10.4.8.0/24 [110/1623] via 10.5.25.2, 00:00:28, Serial0.2

Kế tiếp, lệnh distribute-list tham chiếu đến một danh sách tiền tố (prefix list) mà prefix list này tham chiếu đến địa chỉ mạng 10.4.8.0/24.

ip prefix-list prefix-10-4-8-0 seq 5 deny 10.4.8.0/24

ip prefix-list prefix-10-4-8-0 seq 10 permit 0.0.0.0/0 le 32

!

Router ospf 1

distribute-list prefix prefix-10-4-8-0 in Serial0.2

Lệnh distribute-list bên trong đã lọc các tuyến đi vào trên cổng s0.2. Dưới đây, chú ý rằng các tuyến của R5 thông qua R2 đã bị mất và thay vào đó, R5 chuyển sang dùng tuyến đường thông qua R1 (tức là thông qua cổng s0.1). Nhưng cơ sở dữ liệu LSDB của router không thay đổi.

R5# sh ip route ospf | incl 10.4.8.0

O IA 10.4.8.0/24 [110/1636] via 10.5.15.1, 00:00:03, Serial0.1

Trong ví dụ kế tiếp dùng distribute-list với route-map, ta cần chú ý rằng lệnh distribute-list trong ví dụ trước đã bị xóa. Dưới đây, lệnh distribute-list với tuỳ chọn route-map không có tham chiếu đến một cổng, vì route-map đã được cấu hình để tham chiếu đến RID của router đang quảng bá (2.2.2.2).

Router ospf 1

distribute-list route-map lose-10-4-8-0 in

Trong đó, ACL 48 sẽ lựa ra các địa chỉ 10.4.8.0/24, với ACL 51 sẽ chỉ ra RID của R2.

access-list 48 permit 10.4.8.0

access-list 51 permit 2.2.2.2

Dưới đây, route-map sẽ lựa ra địa chỉ mạng dựa trên ACL 48 và quảng bá RID (ACL 51, so trùng với địa chỉ RID của R2 2.2.2.2). Mệnh đề 20 cho phép tất cả các mạng khác.

route-map lose-10-4-8-0 deny 10

match ip address 48

match ip route-source 51

route-map lose-10-4-8-0 permit 20

Chú ý là cách làm này cũng đạt được cùng kết quả như distribute-list.

R5# sh ip route ospf | incl 10.4.8.0

O IA 10.4.8.0/24 [110/1636] via 10.5.15.1, 00:01:18, Serial0.1

Hai ví dụ cấu hình trên chỉ hiển thị hai cách để lọc tuyến. Tùy chọn distribute-list route-map được thêm vào trong hệ điều hành IOS của Cisco phiên bản 12.2(15)T, cho phép lựa ra rất nhiều thông số để so sánh và rất chi tiết. Ví dụ, cấu hình dưới đây sẽ chỉ ra một tiền tố cũng như là RID quảng bá LSA đến R5, đặt tên là 2.2.2.2 (R2).

Lọc LSA kiểu 3 ở ABR

Các router ABR không truyền các LSA kiểu 1 và 2 từ một vùng này đến một vùng khác của OSPF, nhưng thay vào đó nó sẽ tạo ra LSA kiểu 3 cho từng mạng được định nghĩa trong LSA kiểu 1 và 2. LSA kiểu 3 không chứa các thông tin cho tiết về cấu trúc mạng của vùng xuất phát, thay vào đó nó chỉ chứa loại LSA kiểu 3 tượng trưng cho một mạng con và chi phí từ ABR để đến mạng đó.

Chức năng lọc LSA kiểu 3 ở ABR cho phép một router ABR lọc các LSA kiểu 3 ở vị trí mà LSA thường được tạo ra. Bằng cách lọc ở router ABR, trước khi LSA kiểu 3 bị phát tán vào vùng khác, yêu cầu LSDB phải giống nhau trong một vùng phải được thỏa mãn trong khi lọc LSA. Để cấu hình lọc LSA kiểu 3, bạn có thể dùng lệnh area number filter-list prefix name in | out trong chế độ router ospf. Danh sách tiền tố được dừng để chỉ ra các mạng con và mặt nạ sẽ bị lọc. Lệnh area và các tùy chọn in|out trong cú pháp của lệnh area filter-list làm việc với nhau như sau:

  • Khi tuỳ chọn in được cấu hình, IOS sẽ lọc các mạng đi vào trong vùng đó.
  • Khi tuỳ chọn out được cấu hình, IOS sẽ lọc các mạng đi ra vùng đó.

Ví dụ dưới đây sẽ làm rõ các hoạt động cơ bản này. ABR sẽ dùng hai giải pháp area filter-list, cả hai đều dùng để lọc mạng 10.3.2.0/23, là các địa chỉ mạng tồn tại giữa R3 và R33. Chú ý rằng R1 được kết nối vào các vùng 0,3,4 và 5. Lệnh đầu tiên area filter-list hiển thị cách lọc các LSA khi nó đi ra vùng 3. Kết quả là R2 sẽ không đưa LSA vào trong bất kỳ vùng nào khác. Trường hợp thứ hai mô tả cùng một địa chỉ mạng đang bị lọc trong vùng 0, nghĩa là LSA kiểu 3 cho mạng đó vẫn đi vào LSDB của vùng 4 và 5.

Lệnh dưới đây liệt kê ba dòng của kết quả. Dòng đầu cho vùng 0, một dòng cho vùng 4 và một dòng cho vùng 5.

R1# show ip ospf data summary | include 10.3.2.0

Link State ID: 10.3.2.0 (summary Network Number)

Link State ID: 10.3.2.0 (summary Network Number)

Link State ID: 10.3.2.0 (summary Network Number)

Danh sách tiền tố hai dòng dưới đây từ chối mạng 10.3.2.0/23 và sau đó cho phép tất cả mạng khác.

ip prefix-list filter-type3-10-3-2-0 seq 5 deny 10.3.2.0/23

ip prefix-list filter-type3-10-3-2-0 seq 10 permit 0.0.0.0/0 le 32

Kế tiếp, lệnh area filter-list lọc các LSA kiểu 3 đi ra vùng 3.

R1# conf t

Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z.

R1(config)# router ospf 1

R1(config-router)# area 3 filter-list prefix filter-type3-10-3-2-0 out

R1(config-router)# ^Z

Dưới đây, R1 không còn bất cứ LSA kiểu 3 nào nữa trong vùng 0,4,5. Để so sánh, cũng lệnh này được thực hiện cách đây vài lệnh, liệt kê một dòng cho kết quả của ba vùng khác bên cạnh vùng 3.

R1# show ip ospf data | include 10.3.2.0

Lệnh area filter-list được thay thế bởi lệnh dưới đây, trong đó lọc LSA kiểu 3 đi vào vùng 0, với cùng danh sách tiền tố.

area 0 filter-list prefix filter-type3-10-3-2-0 in

Kế tiếp, chỉ có hai LSA kiểu 3 cho mạng 10.3.20 được mô tả. Một trong vùng 4 và 5.

R1# show ip ospf data | include 10.3.2.0

Link State ID: 10.3.2.0 (summary Network Number)

Link State ID: 10.3.2.0 (summary Network Number)

Cấu hình dưới đây lọc LSA kiểu 3 dùng lệnh area range được giải thích trong ví dụ sau. Lệnh area filter-list trong ví dụ trước đã bị xóa ra khỏi cấu hình.

R1(config-router)# area 3 range 10.3.2.0 255.255.254.0 not-advertise

R1# show ip ospf data summary | include 10.3.2.0

R1#

Lọc LSA kiểu 3 bằng lệnh area range

Phương thức thứ ba để lọc các tuyến của OSPF ở một router ABR là dùng lệnh area range. Lệnh area range thực hiện tóm tắt các tuyến ở ABR, báo cho router ngừng quảng bá các mạng nhỏ hơn trong một dãy địa chỉ đặc biệt, thay vì tạo ra một LSA kiểu 3 trong đó địa chỉ và mạng bao gồm các địa chỉ mạng nhỏ hơn.

Khi lệnh area range bao gồm từ khóa not-advertise, không chỉ có các mạng con không bị quảng bá, bản thân tuyến tổng cũng không được quảng bá như LSA kiểu 3. Kết quả là, lệnh này có cùng tác động như lệnh area filter-list với từ khóa out, lọc các LSA không cho đi ra các vùng khác. Một ví dụ của lệnh area range được mô tả ở cuối ví dụ trước.

Link phần 5: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF (PHẦN 5)


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0