Một số vấn đề khác cũng xảy ra cho những router nằm hoàn toàn bên trong một vùng định tuyến, như R4 và R5 trong hình 11.4. Rất đơn giản, với nhiều router thực hiện nhiệm vụ phân phối tuyến như vậy, một router bên trong sẽ học nhiều tuyến tới cùng một mạng nào đó, và nó phải chọn lựa tuyến tốt nhất. Như đã từng đề cập, router phân phối có thể thiết đặt chi phí cho các tuyến, và qua sự thiết đặt này, router bên trong sẽ chịu tác động khi chọn điểm phân phối cụ thể nào đó.
Có một điều thú vị là router bên trong có khả năng không sử dụng chi phí làm yếu tố đầu tiên để xét khi chọn tuyến tốt nhất. Ví dụ, router bên trong vùng OSPF sẽ chọn tuyến cùng vùng hơn là chọn tuyến khác vùng mà không cần quan tâm đến chi phí là bao nhiêu.
Bảng dưới đây liệt kê các tiêu chí đánh giá mà router nội vùng sẽ sử dụng khi muốn tìm ra tuyến tốt nhất, trước khi xem xét đến chi phí.
IGP |
Thứ tự ưu tiên |
RIP |
Không xem xét |
EIGRP |
Vùng bên trong (internal), vùng bên ngoài (external) |
OSPF |
Cùng vùng, giữa các vùng với nhau, E1, E2 |
IS-IS |
L1, L2, vùng bên ngoài (external) |
Bảng 11.7: Các tiêu chí đánh giá router nội vùng sử dụng để tìm tuyến tối ưu
Để minh họa những chi tiết trên, ví dụ 11.7 tập trung vào R4 và các tuyến của nó dẫn đến mạng 10.1.2.0/24 và 10.1.5.0/24 từ hình 11.4. Các thay đổi diễn ra theo trật tự như sau:
R4 sử dụng tuyến nội có chi phí cao hơn để đến mạng 10.1.5.0/24 thông qua R5. Sau đó, kết nối giữa R4 – R5 hư, R4 sẽ sử dụng tuyến OSPF E2 để đến mạng 10.1.5.0/24, tuyến này đi xuyên qua vùng RIP và quay ngược trở lại vào OSPF theo con đường R3-R2-R1-R5.
R4 có các tuyến dạng E2 đến tất cả các mạng con trong miền RIP và tất cả những mạng này đều chỉ đến R3.
R4# sh ip route ospf
10.0.0.0/24 is subnetted, 10 subnets
O 10.1.15.0 [110/128] via 10.1.45.5, 00:03:23, Serial0/0/0.5
O E2 10.1.12.0 [110/20] via 10.1.34.3, 00:03:23, Serial0/0/0.3
O E2 10.1.3.0 [110/20] via 10.1.34.3, 00:03:23, Serial0/0/0.3
O E2 10.1.2.0 [110/20] via 10.1.34.3, 00:03:23, Serial0/0/0.3
O E2 10.1.1.0 [110/20] via 10.1.34.3, 00:03:23, Serial0/0/0.3
O 10.1.5.0 [110/65] via 10.1.45.5, 00:03:23, Serial0/0/0.5
O E2 10.1.23.0 [110/20] via 10.1.34.3, 00:03:23, Serial0/0/0.3
R4 chọn các tuyến thông qua R3 thay vì là R1 do có đường đi thấp hơn về R3.
R4# show ip ospf border-routers
OSPF Process 1 internal Routing Table
Codes: i - Intra-area route, I - Inter-area route
i 1.1.1.1 [128] via 10.1.45.5, Serial0/0/0.5, ASBR, Area 0, SPF 13
i 3.3.3.3 [64] via 10.1.34.3, Serial0/0/0.3, ASBR, Area 0, SPF 13
R1 thay đổi, phân phối tuyến RIP như là R1 bằng cách thêm vào tùy chọn metric-type 1 trên lệnh redistribute của R1. R4 chọn các tuyến thông qua R1 bởi vì nó là E1 mặc dù giá trị chi phí (148) là cao hơn các tuyến thông qua R3 (chi phí 20).
R4# show ip route ospf
10.0.0.0/24 is subnetted, 10 subnets
O E1 10.1.2.0 [110/148] via 10.1.45.5, 00:00:11, Serial0/0/0.5
! lines omitted for brevity
! R4’s route to 10.1.5.0/24 below is intra-area, metric 65
R4# show ip route | incl 10.1.5.0
O 10.1.5.0 [110/65] via 10.1.45.5, 00:04:48, Serial0/0/0.5
R4 tắt các kết nối về R5. Các tuyến mới về 10.1.5.0/24 là E2, được học R3 với giá trị chi phí là 20.
R4# show ip route | incl 10.1.5.0\
O E2 10.1.5.0 [110/20] via 10.1.34.3, 00:10:52, Serial0/0/0.3
Việc tóm tắt tuyến sẽ tạo ra một tuyến có tầm địa chỉ, hay có thể hiểu là có độ dài tiền tố, lớn hơn các tuyến thành phần. Ví dụ, 10.1.0.0/16 là một tuyến tóm tắt bao gồm 2 mạng con thành phần 10.1.1.0/24, 10.1.4.132/30 và tất cả các mạng con khác trong tầm từ 10.1.0.0 đến 10.1.255.255.
Danh sách sau đây liệt kê các điểm chung quan trọng mà 3 giao thức IGP trong cuốn sách này đều có khi muốn việc tóm tắt tuyến hoạt động (mặc định):
Hình 11.7 mô tả vấn đề tuyến không tối ưu nếu như áp dụng việc tóm tắt tuyến, đồng thời mô tả việc sử dụng cổng null 0 trên router thực hiện công việc này.
Hình 11.7: Vấn đề tuyến không tối ưu khi sử dụng tóm tắt tuyến
Trong hình 11.7, R4 học 2 đường tới tuyến tóm tắt 10.0.0.0/8, và chọn đường thông qua R3 dựa vào chi phí. Do R4 không có tuyến dẫn tới 10.2.2.0/24, R4 sẽ gởi tất cả các gói tin đến mạng này qua tuyến tóm tắt, tức là gởi đến R3. Mặc dù, trực quan mà nói, R4 đi đến mạng 10.2.2.0/24 thông qua R1 sẽ gần hơn, tuy nhiên, do cấu hình tóm tắt tuyến, R4 vẫn phải gởi các gói tin qua R3, đồng nghĩa với việc chọn con đường không tối ưu.
Cũng chú ý là tuyến tóm tắt dẫn đến mạng 10.0.0.0/8 của R4 sẽ so trùng với các gói tin thuộc về những mạng thành phần không xuất hiện trong mạng thật. Trong trường hợp này, R4 sẽ gởi các gói tin dựa vào tuyến tóm tắt, nhưng khi gói tin đi đến router đã tạo ra tuyến tóm tắt, gói tin sẽ bị router đó loại bỏ. Ví dụ, R4 chuyển gói tin có địa chỉ đích là 10.3.3.1 đến R3. R3 không có tuyến chi tiết về mạng 10.3.3.0 và chỉ có tuyến tóm tắt lớn nhất là 10.0.0.0/8 chỉ đến cổng null 0. R3 sẽ loại gói tin đó.
Tiếp theo là một số chi tiết về việc tóm tắt route đối với từng giao thức.
EIGRP cung cấp những quy luật thuận tiện và dễ hiểu nhất để thực hiện tác vụ tóm tắt tuyến so với RIP phiên bản 2, OSPF và IS-IS. Để tóm tắt tuyến, ta chỉ cần đặt câu lệnh ip summary-address eigrp as-number network-address subnet-mask [admin-distance] trên cổng thích hợp. Nếu có bất kỳ một tuyến con nào nằm trong bảng định tuyến, EIGRP sẽ gởi tuyến tóm tắt ra cổng đó. Tuyến tóm tắt được định nghĩa bởi các thông số network-address và subnet-mask.
Một trong những đặc điểm thú vị của việc tóm tắt tuyến trong EIGRP là khả năng thiết đặt giá trị AD cho tuyến tóm tắt. Giá trị AD này không được quảng bá cùng với tuyến, tuy nhiên, router sẽ sử dụng giá trị này để xác định xem có đưa tuyến dẫn tới null 0 vào bảng định tuyến hay không. Giá trị AD mặc định của tuyến tóm tắt trong EIGRP là 5. Nếu ta không muốn tuyến tóm tắt được đưa vào bảng định tuyến, ta sẽ thay đổi giá trị AD này thành 255.
Tất cả các router chạy OSPF trong cùng vùng phải đồng nhất với nhau về LSDB sau khi trao đổi thông tin hoàn tất. Kết quả là, tất cả router chạy OSPF trong cùng vùng phải có chung route tóm tắt, cũng như phải thiếu những tuyến chi tiết giống nhau. Để thực hiện việc này, OSPF chỉ cho phép thực hiện tóm tắt tuyến trên những router biên như ABR hoặc ASBR.
OSPF dùng 2 câu lệnh khác nhau để tóm tắt tuyến, tùy vào tình huống việc tóm tắt đang diễn ra trên ABR hoặc ASBR. Bảng 11.8 trình bày 2 câu lệnh, các câu lệnh này phải thực hiện dưới câu lệnh router ospf.
Nơi sử dụng |
Câu lệnh |
ASBR |
summary-address {{ip-address mask} | {prefix mask}} [not-advertise] [tag tag] |
ABR |
area area-id range ip-address mask [advertise | not-advertise] [cost cost]
|
Các câu lệnh trên có 2 thuộc tính quan trọng. Thứ nhất là câu lệnh area range, trong đó area ID sẽ xác định vùng mà mạng con đang thuộc về, còn tuyến tóm tắt sẽ được quảng bá vào tất cả các vùng khác. Lệnh area range cũng có thể thiết đặt chi phí cho tuyến tóm tắt, thay vì dùng chi phí nhỏ nhất trong số các tuyến thành phần. Ngoài ra, từ khóa not-advertise thực chất là dùng để lọc các mạng con ngầm định trong tuyến tóm tắt (đã đề cập trong chương về OSPF).
Lệnh summary-address tóm tắt các tuyến bên ngoài khi chúng được đưa vào OSPF tại router kiểu ASBR. Có thể gán chi phí cho tuyến tóm tắt cũng như lọc các mạng con khác bằng từ khóa not-advertise.
Việc tóm tắt tuyến trong RIP không hay bằng so với các giao thức khác. Thoạt nhìn thì thấy nó hoạt động giống như EIGRP. Để tóm tắt tuyến, RIP dùng câu lệnh ip summary-address rip ip-address ip-network-mask trong chế độ cấu hình giao diện. Lệnh này có thể được dùng trên tất cả các cổng mà RIP có thể quảng bá ra ngoài. Nếu trong bảng định tuyến có bất kỳ một tuyến thành phần nào thì RIP sẽ gởi tuyến tóm tắt ra ngoài, đồng thời ngừng quảng bá tuyến chi tiết trên cổng có cấu hình tóm tắt tuyến.
Tới lúc này, việc tóm tắt tuyến vẫn giống như EIGRP. Tuy nhiên, có 2 hạn chế khi tóm tắt tuyến trong giao thức RIP. Thứ nhất, việc tóm tắt tuyến chỉ có hiệu lực trong RIP phiên bản 2 vì RIP phiên bản 1 không hỗ trợ VLSM. RIP cũng không hỗ trợ supernetting, ví dụ, lệnh ip summary-address rip 172.16.0.0 255.254.0.0 tóm tắt 2 mạng /16 thành 1 mạng /15 sẽ không được RIP cho phép. Cuối cùng, trên 1 cổng chỉ có 1 câu lệnh tóm tắt tuyến cho mỗi mạng đầy đủ. Nói cách khác, RIP không cho phép một router tạo 2 tuyến tóm tắt, một cho mạng 10.1.0.0/16, một cho mạng 10.2.0.0/16 và cả hai đều được quảng bá trên cùng một cổng. EIGRP không bị những hạn chế này.
Router chuyển các gói tin bằng tuyến đường mặc định (default route) khi trong bảng định tuyến của nó không có một tuyến cụ thể trùng với địa chỉ IP đích trong gói tin đó. Tuyến đường mặc định chỉ được dùng sau cùng, khi không còn một chọn lựa nào khác.
Như ta cũng đã biết, một router có thể chạy đồng thời nhiều giao thức định tuyến. Các giao thức định tuyến khác nhau có thể quảng bá các tuyến mặc định khác nhau, và mỗi router lại chọn tuyến mặc định tốt nhất để đưa thành ngõ ra cuối cùng của nó. Lúc này, có nhiều vấn đề nảy sinh. Ví dụ như có nhiều tuyến mặc định khác nhau thì router sẽ quyết định chọn tuyến mặc định nào và dựa theo những tiêu chí nào?
Phần này trình bày về cách mà router tạo ra tuyến mặc định và làm cho các giao thức định tuyến nhóm IGP quảng bá tuyến mặc định đó ra ngoài.
Ngoài việc quảng bá tuyến mặc định, mỗi router có thể có một trong hai cách để sử dụng tuyến mặc định. Như đã nói trong chương “Chuyển tiếp IP”, router có thể dùng lệnh ip classless hoặc no ip classless. Với câu lệnh ip classless, nếu địa chỉ đích của gói tin không trùng với bất kỳ một tuyến cụ thể nào trong bảng định tuyến, router sẽ dùng tuyến mặc định để chuyển gói tin đó. Với câu lệnh no ip classless, đầu tiên router sẽ kiểm tra xem trong bảng định tuyến của nó có mạng đầy đủ của địa chỉ đích hay không, nếu có mạng đầy đủ và không có tuyến chính xác cho địa chỉ cần đến, router sẽ loại gói tin ngay mà không dùng đến tuyến mặc định.
IOS của Cisco hỗ trợ 5 phương pháp cơ bản để quảng bá tuyến mặc định vào IGP, ở đây chỉ đề cập đến 4 phương pháp. Một cách để đưa tuyến mặc định vào một giao thức nào đó là phân phối tuyến của một giao thức khác vào, và thông qua đó, đưa tuyến mặc định vào luôn. Do đã trình bày kỹ phần phân phối tuyến, phần này sẽ không nhắc đến phương pháp này nữa. 4 phương pháp còn lại, không phải tất cả đều được hỗ trợ bởi các IGP, được đề cập trong bảng 11.10.
Tính năng |
RIP |
EIGRP |
OSPF |
Static route 0.0.0.0, dùng lệnh redistribute static |
Có |
Có |
Không |
Lệnh default information-originate |
Có |
Không |
Có |
Lệnh ip default-network |
Có |
Có |
Không |
Dùng tuyến tóm tắt |
Không |
Có |
Không |
Bảng 11.10: Các phương pháp tạo tuyến mặc định
Một điều thú vị là, khi router học nhiều tuyến mặc định, bằng cách này hay cách khác, nó vẫn sử dụng quá trình chọn tuyến tối ưu thông thường để chọn ra tuyến mặc định tốt nhất. Nghĩa là router vẫn áp dụng trình tự sau: AD, kiểu tuyến, và cuối cùng là chi phí.
Chú ý: Những chi tiết trong bảng 11.10 có thể hơi khó nhớ. Để dễ dàng hơn, có thể bỏ qua tính năng cuối cùng và chú ý vào ba tính năng còn lại. RIP sẽ hỗ trợ cả 3 phương pháp, EIGRP hỗ trợ 2 phương pháp và OSPF chỉ hỗ trợ 1 phương pháp. Và nhớ là EIGRP và OSPF không hỗ trợ phương pháp nào giống nhau.
Hình 11.8 là ví dụ về một mạng sử dụng tất cả các phương pháp đưa tuyến mặc định vào IGP, trong đó R1 là router cấu hình việc này.
Hình 11.8: Mạng sử dụng tất cả các phương pháp để đưa tuyến mặc định
Dùng tuyến tĩnh 0.0.0.0/0 và phân phối lại tuyến tĩnh
Router sẽ coi tuyến 0.0.0.0/0 là tuyến mặc định. RIP và EIGRP hỗ trợ việc phân phối tuyến tĩnh, bao gồm cả tuyến tĩnh mặc định. Các quy luật và điều kiện cần có để phân phối tuyến tĩnh mặc định vào RIP và EIGRP như sau:
Phương pháp này không được hỗ trợ bởi OSPF. Trong OSPF không có đổi giá trị AD của tuyến ngoại.
Dưới đây là cấu hình của R1. Chú ý là lệnh ip classless được cấu hình nhưng nó không ảnh hưởng đến việc quảng bá của tuyến tĩnh.
router eigrp 1
redistribute static route-map just-default
network 10.0.0.0
network 14.0.0.0
default-metric 1544 10 1 1 1
!
router rip
version 2
redistribute static
network 13.0.0.0
default-metric 1
!
ip classless
Kế tiếp, định tuyến tĩnh được cấu hình, theo sau là một danh sách tiền tố cho tuyến mặc định và route-map tham chiếu đến danh sách tiền tố đó.
ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 10.1.1.102
!
ip prefix-list zero-prefix seq 5 permit 0.0.0.0/0
!
route-map just-default permit 10
match ip address prefix-list zero-prefix
!
route-map just-default deny 20
Kế tiếp, trên R3, router RIP liệt kê R1 (13.1.1.1) là ngõ ra cuối cùng dựa trên thông tin của tuyến RIP về 0.0.0.0/0, giá trị chặng kế tiếp là 13.1.1.1.
R3# sh ip route
! Lines omitted for brevity
Gateway of last resort is 13.1.1.1 to network 0.0.0.0
13.0.0.0/24 is subnetted, 2 subnets
C 13.1.1.0 is directly connected, Serial0/0/0.1
C 13.1.2.0 is directly connected, FastEthernet0/0
R* 0.0.0.0/0 [120/1] via 13.1.1.1, 00:00:12, Serial0/0/0.1
Kế tiếp, trên R4, router EIGRP liệt kê R1 (14.1.1.1) là ngõ ra cuối cùng, dựa trên tuyến đường mặc định về 0.0.0.0/0, giá trị chặng kế tiếp 14.1.1.1. Chú ý rằng tuyến mặc định 0.0.0.0/0 AD 170 là tuyến đường ngoại do từ khóa EX liệt kê bên cạnh tuyến trong kết quả câu lệnh show ip route.
R4# sh ip route
! lines omitted for brevity
Gateway of last resort is 14.1.1.1 to network 0.0.0.0
D 10.0.0.0/8 [90/2172416] via 14.1.1.1, 00:01:30, Serial0/0/0.1
14.0.0.0/24 is subnetted, 2 subnets
C 14.1.2.0 is directly connected, FastEthernet0/0
C 14.1.1.0 is directly connected, Serial0/0/0.1
D*EX 0.0.0.0/0 [170/2172416] via 14.1.1.1, 00:01:30, Serial0/0/0.1
Dùng lệnh default-information originate
OSPF không hỗ trợ việc phân phối những tuyến mặc định kiểu tĩnh, hay nói cách khác, là câu lệnh redistribute static không đưa tuyến tĩnh mặc định vào OSPF. Thay vào đó, OSPF yêu cầu phải dùng lệnh default-information originate, thực chất là buộc OSPF phân phối bất cứ các tuyến mặc định nào có trong bảng định tuyến, kể cả tuyến tĩnh hay là tuyến mặc định học qua các IGP khác.
Sau đây là các đặc điểm của việc dùng câu lệnh default-information originate trong OSPF:
Ví dụ 11.9 cho thấy cách sử dụng lệnh default-information originate như thế nào trong OSPF. Trong trường hợp này, R1 học tuyến 0.0.0.0/0 qua BGP từ R9 (xem hình 11.8).
router ospf 1
network 15.0.0.0 0.255.255.255 area 0
default-information originate
R5 có một tuyến mặc định kiểu E2, có chi phí bằng 1. Nó quảng bá như loại LSA kiểu 5.
R5# show ip route ospf
O*E2 0.0.0.0/0 [110/1] via 15.1.1.1, 00:18:07, Serial0/0.1
R5# sh ip ospf data | begin Type-5
Type-5 AS External Link States
Link ID ADV Router Age Seq# Checksum Tag
0.0.0.0 1.1.1.1 1257 0x80000001 0x008C12 1
Như đã nói trước đây, RIP hỗ trợ lệnh default-information originate, tuy nhiên, có đôi chỗ khác biệt so với OSPF. Trong RIP, lệnh này tạo và quảng bá một tuyến mặc định ngay cả khi trong bảng định tuyến có hay không có tuyến mặc định. Mặc dù vậy, nếu có một tuyến mặc định tĩnh 0.0.0.0/0 đang ở trong bảng định tuyến thì lệnh này sẽ không đưa tuyến mặc định đó vào trong RIP. Lý do là RIP đã hỗ trợ lệnh redistribute static để đưa tuyến mặc định vào, vì vậy, trong trường hợp này nên dùng lệnh redistribute static.
Trong các IOS phiên bản 12.2 trở đi, nếu trong bảng định tuyến đã có tuyến tĩnh mặc định thì RIP tự động phân phối tuyến mặc định vào vùng RIP, không cần dùng đến lệnh redistribute static hoặc default-information originate.
Dùng lệnh ip default-network
RIP và EIGRP có thể đưa tuyến mặc định vào bằng câu lệnh ip default-network. Muốn chuyện này diễn ra, trên router phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Đối với việc dùng lệnh ip default-network, RIP và EIGRP khác nhau ở cách đưa tuyến mặc định vào. RIP quảng bá mạng 0.0.0.0/0, còn EIGRP thì đánh dấu tuyến dẫn đến mạng đầy đủ như là một “ứng viên” cho tuyến mặc định. Do EIGRP đánh dấu những tuyến này như là các “ứng viên”, nên sau đó EIGRP phải quảng bá các mạng đầy đủ. Tuy nhiên, RIP không đánh dấu mạng đầy đủ theo kiểu EIGRP, cho nên RIP không thật sự phải quảng bá mạng đầy đủ được tham chiếu trong lệnh ip default-network.
Ví dụ 11.10 mô tả sự khác nhau giữa RIP và EIGRP khi dùng lệnh ip default-network. Trong trường hợp này, R1 sẽ quảng bá mạng 10.0.0.0 bằng EIGRP dựa vào lệnh auto-summary.
EIGRP sẽ quảng bá mạng đầy đủ 10.0.0.0/8 do câu lệnh network của nó chỉ về fa0/0 của R1 và có lệnh auto-summary. Ngoài ra, R1 phải có một tuyến về địa chỉ mạng 10.0.0.0/8, trong trường hợp này là do tuyến tĩnh. RIP sẽ không quảng bá địa chỉ mạng 10.0.0.0/8 nhưng nó vẫn có khả năng quảng bá một tuyến mặc định dựa trên câu lệnh ip default-network.
router eigrp 1
network 10.0.0.0
network 14.0.0.0
auto-summary
!
router rip
version 2
network 13.0.0.0
!
ip classless
ip default-network 10.0.0.0
ip route 10.0.0.0 255.0.0.0 10.1.1.102
! On R3, RIP learns a route to 0.0.0.0/0 as its default.
R3# show ip route rip
R* 0.0.0.0/0 [120/1] via 13.1.1.1, 00:00:19, Serial0/0/0.1
Trên R4, chú ý rằng EIGRP học một tuyến đến 10.0.0.0/8, được hiển thị bằng một dấu *, đánh dấu một tuyến là “ứng viên” cho tuyến mặc định.
R4# show ip route
! lines omitted for brevity
ia - IS-IS inter area, * - candidate default, U - per-user static route
o - ODR, P - periodic downloaded static route
Gateway of last resort is 14.1.1.1 to network 10.0.0.0
D* 10.0.0.0/8 [90/2172416] via 14.1.1.1, 00:05:35, Serial0/0/0.1
14.0.0.0/24 is subnetted, 2 subnets
C 14.1.2.0 is directly connected, FastEthernet0/0
C 14.1.1.0 is directly connected, Serial0/0/0.1
Dùng việc tóm tắt tuyến để tạo tuyến mặc định
Nói chung, tóm tắt tuyến là công việc kết hợp nhiều tầm địa chỉ nhỏ thành một tầm địa chỉ lớn. Theo quan điểm đó, 0.0.0.0/0 là tuyến lớn nhất có được từ việc tóm tắt tuyến, vì nó bao gồm tất cả các địa chỉ trong IP phiên bản 4. EIGRP hỗ trợ việc tóm tắt tuyến vượt quá giới hạn mạng đầy đủ lớp A, B, hoặc C (supernet), hay nói cách khác, EIGRP cho phép tóm tắt tuyến thành 0.0.0.0/0, tạo thành một tuyến mặc định thật sự.
Do việc tóm tắt tuyến tạo ra một cổng null 0 dành riêng cho tuyến tóm tắt, các tài liệu của Cisco thường khuyến cáo không nên dùng cách này để tạo tuyến mặc định.
Ví dụ, trong hình 11.8, tưởng tượng R9 đang thuộc về mạng của ISP, và R1 học tuyến mặc định 0.0.0.0/0 từ R9 thông qua EBGP. Tuy nhiên, khi R1 cấu hình tuyến mặc định của EIGRP bằng việc tóm tắt tuyến, R1 cũng tạo ra tuyến 0.0.0.0/0 chỉ đến đích là null 0. Tuyến từ EBGP có AD là 20, cao hơn so với tuyến từ EIGRP là 5, vì vậy R1 sẽ thay thế tuyến mặc định học từ BGP bằng tuyến mặc định do việc tóm tắt tuyến tạo ra. Kết quả của việc này là R1 sẽ ngăn chặn những gói tin đi ra Internet.
Việc tóm tắt tuyến vẫn có thể sử dụng để tạo tuyến mặc định với một số chú ý hợp lý. Dưới đây là một số yêu cầu và tùy chọn:
Ví dụ 11.11 đưa ra cấu hình mẫu trên router R1, lần này tạo ra một tuyến tóm tắt 0.0.0.0/0 trong EIGRP.
Quá trình tóm tắt tuyến EIGRP được thực hiện ở cổng S0/0/0.4 là địa chỉ kết nối đến R4. Trong ví dụ này, giá trị AD được đổi thành 7 (mặc định là 5) chỉ để mô tả làm thế nào để thay đổi giá trị AD. Để tránh vấn đề tuyến mặc định về null 0 trên R1, giá trị AD phải được gán cao hơn giá trị của tuyến mặc định được học thông qua BGP.
interface Serial0/0/0.4 point-to-point
ip address 14.1.1.1 255.255.255.0
ip summary-address eigrp 1 0.0.0.0 0.0.0.0 7
Trong ví dụ này, R1 có hai nguồn cho tuyến đường 0.0.0.0/0: một tuyến thông qua EIGRP (AD là 7 do câu lệnh summary-address) và một tuyến do BGP từ R9 (AD là 20). R1 sẽ chọn tuyến thông qua EIGRP dựa trên giá trị AD thấp nhất.
R1# show ip route eigrp
14.0.0.0/8 is variably subnetted, 3 subnets, 2 masks
D 14.1.2.0/24 [90/2172416] via 14.1.1.4, 00:01:03, Serial0/0/0.4
D 14.0.0.0/8 is a summary, 05:53:19, Null0
D* 0.0.0.0/0 is a summary, 00:01:08, Null0
Kế tiếp, các tuyến EIGRP của R4 mô tả giá trị AD là 90 thay vì AD là 7 được cấu hình trên R1. AD là một thông số cục bộ. R4 dùng giá trị mặc định AD bằng 90 cho những tuyến nội.
R4# show ip route eigrp
D* 0.0.0.0/0 [90/2172416] via 14.1.1.1, 00:01:14, Serial0/0/0.1