CHƯƠNG 7: CHUYỂN TIẾP IP (PHẦN 1) -

CHƯƠNG 7: CHUYỂN TIẾP IP (PHẦN 1) -

CHƯƠNG 7: CHUYỂN TIẾP IP (PHẦN 1) -

CHƯƠNG 7: CHUYỂN TIẾP IP (PHẦN 1) -

CHƯƠNG 7: CHUYỂN TIẾP IP (PHẦN 1) -
CHƯƠNG 7: CHUYỂN TIẾP IP (PHẦN 1) -
(028) 35124257 - 0933 427 079

CHƯƠNG 7: CHUYỂN TIẾP IP (PHẦN 1)

25-03-2020

CHƯƠNG 7: CHUYỂN TIẾP IP (PHẦN 1)

I. GIỚI THIỆU

Chuyển tiếp gói tin IP, hay định tuyến gói tin IP, hiểu theo nghĩa đơn giản chính là tiến trình xử lý của router trên gói tin IP mà router đã nhận. Tiến trình này sẽ đưa ra quyết định về trạm kế tiếp để router gửi gói tin và cuối cùng là chuyển tiếp (forward) gói tin đi. Tiến trình xử lý trên gói tin IP cần phải đơn giản hóa và được tổ chức hợp lý, để router có thể trung chuyển một số lượng lớn các gói tin.

Phần này không trình bày chi tiết về những cách thức xử lý nâng cao của router của Cisco, quá trình xử lý và chuyển tiếp các gói tin luận lý bên trong của một router được gọi là tiến trình chuyển mạch (process switching), được mô tả một cách cơ bản trong hình 7.1.

Tóm tắt về các bước thực hiện

Router nhận khung tin và kiểm tra trường FCS (Frame Check Sequence) trong khung tin này; nếu phát hiện lỗi, khung tin sẽ bị loại bỏ. Router sẽ không cố gắng thử tìm lại gói tin đã mất.

Nếu không có lỗi xảy ra trên khung tin nhận, router sẽ kiểm tra trường kiểu Ethernet (Ethernet Type) để xác định kiểu gói tin. Sau đó, router sẽ cắt bỏ đi phần đầu và phần đuôi của lớp liên kết dữ liệu, chỉ để lại phần gói tin IP và chuyển qua bước xử lý kế tiếp.

Router kiểm tra bảng định tuyến của nó để có được mạng đích (prefix) thích hợp nhất với địa chỉ IP đích của gói tin trên. Thông tin thích hợp được tìm thấy trong bảng định tuyến của router bao gồm giao tiếp đi ra và địa chỉ của router kế tiếp (next-hop router). Đây là những thông tin cần thiết để router có thể tạo khung tin mới.

Trước khi tạo mới một khung tin, router cập nhật lại trường TTL trong IP Header và tính toán lại trường kiểm tra lỗi (checksum) trong phần đầu của gói tin IP. Router đóng gói gói tin IP vào giữa phần đầu của khung tin (bao gồm địa chỉ đích) và phần sau khung tin (bao gồm trường FCS mới) để tạo thành khung tin mới. Trên đây là một tiến trình xử lý chung nhất, đơn giản nhất trên một router. Tuy nhiên router của Cisco còn có những cải tiến hiệu quả trong quá trình xử lý bởi việc sử dụng cơ chế chuyển tiếp tức thời của Cisco (CEF - Cisco Express Forwarding).

II. CÁC CƠ CHẾ CHUYỂN MẠCH

Trong bước 3 và 4 của quá trình xử lý ở hình 7.1, ứng với mỗi gói tin, router sẽ phải tìm kiếm đường đi tốt nhất trong bảng định tuyến, cũng như thông tin về địa chỉ lớp 2 trong những bảng thông tin khác (có thể là bảng MAC, hay thông tin về DLCI) để tạo ra khung tin mới.

Cisco triển khai một vài phương thức xử lý nâng cao hiệu quả của tiến trình xử lý chuyển tiếp gói tin trong router, gọi là đường dẫn chuyển mạch (switching path). Trong phần này sẽ giới thiệu về hai phương thức xử lý trong hệ thống mạng sử dụng router của Cisco ngày nay bao gồm cơ chế chuyển mạch nhanh (fast switching) và CEF.

1. Cơ chế chuyển mạch nhanh

Trong cách xử lý của cơ chế chuyển mạch nhanh (fast switching), gói tin đầu tiên đến một địa chỉ IP xác định sẽ được xử lý đúng theo các bước căn bản trên router, nghĩa là xử lý theo đúng trình tự của tiến trình chuyển mạch (bao gồm 6 bước mô tả ở hình 7.1). Với gói tin đầu tiên này, router sẽ thêm một dòng thông tin vào một bảng gọi là bảng bộ đệm chuyển mạch nhanh (fast-switching cache), đôi khi còn được gọi là bộ đệm định tuyến (route cache). Bảng này cất giữ những thông tin để đóng đóng gói khung tin trước khi chuyển đi bao gồm: địa chỉ IP đích, thông tin về chặng kế tiếp, và thông tin về phần đầu của lớp liên kết dữ liệu. Với những gói tin tiếp theo có cùng địa chỉ đích với gói tin đầu tiên, router sẽ xử lý nhanh hơn dựa vào bảng chuyển mạch nhanh, nhờ đó thời gian xử lý và chuyển gói tin của router được rút ngắn lại.

Mặc dù, tốt hơn nhiều so với tiến trình chuyển mạch, chuyển mạch nhanh cũng còn một vài điểm hạn chế.

  • Hạn chế thứ nhất là gói tin đầu tiên vẫn phải xử lý theo tiến trình chuyển mạch.

  • Trong phương thức chuyển mạch nhanh, thông tin được lưu giữ trong bảng chuyển mạch nhanh chỉ là địa chỉ đích cụ thể, mà không phải là địa chỉ lớp mạng. Do đó hạn chế lớn thứ hai chính là bảng chuyển mạch nhanh nhanh chóng bị quá tải, khi đó bảng chuyển mạch nhanh cần phải được giải phóng.

  • Một hạn chế thứ ba chính là khả năng cân bằng tải (load balancing) trong cơ chế chuyển mạch nhanh chỉ thực thi đối với mỗi địa chỉ đích.

2. Cơ chế chuyển tiếp tức thời của Cisco

Phương thức CEF khắc phục được những hạn chế chính của cơ chế chuyển mạch nhanh. CEF nâng cao khả năng xử lý bởi việc sử dụng một kiến trúc gọi là Cơ sở thông tin chuyển tiếp FIB (Forwarding Information Base). FIB cất giữ thông tin của tất cả các tuyến đường trong bảng định tuyến. Giống như đối với bảng của cơ chế chuyển tiếp nhanh, những thông tin mà FIB cất giữ cũng sẽ được cập nhật khi có một luồng dữ liệu mới xuất hiện, CEF sẽ tải những dòng thông tin trong FIB khi tuyến được thêm vào hay xóa đi khỏi bảng định tuyến. So với cơ chế chuyển mạch nhanh, CEF có những cải tiến vượt trội khi không phải giải phóng những dòng thông tin khỏi FIB, không đòi hỏi gói tin đầu tiên phải được xử lý theo tiến trình chuyển mạch, và cũng cho phép cân bằng tải trên những đường đi có chi phí bằng nhau

Khi nhận được một gói tin mới, những router sử dụng CEF sẽ tìm kiếm thông tin trong FIB. Kiến trúc FIB được Cisco thiết kế theo một cấu trúc cây đặc biệt gọi là mtrie, cấu trúc cây đặc biệt này làm giảm thời gian tìm kiếm các dòng thông tin trong FIB.

Dòng thông tin được tìm thấy trong FIB ánh xạ đến một dòng thông tin trong một bảng khác gọi là bảng quan hệ liền kề CEF (CEF adjecency table). Bảng quan hệ liền kề là danh sách bao gồm những cổng ra (outgoing interface) và tất cả những thông tin cần thiết khác để xây dựng phần đầu và phần đuôi của lớp liên kết dữ liệu trước khi tiếp tục truyền gói tin đi.

Tóm lại, khi một router sử dụng CEF để chuyển gói tin, nó sẽ dễ dàng và nhanh chóng tìm được tất cả những thông tin cần thiết để chuyển gói tin.

Phương thức

Bảng cất giữ thông tin forward

Phương thức cân bằng tải

Process switching

Routing table

Trên mỗi gói tin

Fast switching

Fast-switching cache

Trên mỗi địa chỉ IP đích

CEF

FIB và adjecency table

Trên sự kết hợp của gói tin nguồn và đích, hoặc trên mỗi gói tin.

Bảng 7.1 Các đặc tính chính của 3 kiểu xử lý và chuyển tiếp gói tin

3. Cấu hình các cơ chế chuyển mạch

Lệnh ip cef ở chế độ cấu hình toàn cục sẽ bật tính năng chuyển mạch CEF trên tất cả các cổng của router. Lệnh no ip route-cache cef ở chế độ interface có thể dùng để tắt tính năng CEF trên những cổng cụ thể. Trong nhiều sản phẩm cao cấp của Cisco, CEF có thể được phát triển trên những giao tiếp rời. Tương tự như router của Cisco, switch đa tầng (multilayer switch) của Cisco sử dụng CEF để chuyển dữ liệu ở lớp 3 mô hình OSI, bằng cách tải bảng CEF vào các các mạch ASIC chuyển tiếp.

4. Xây dựng bảng quan hệ liền kề CEF

Như ta đã biết, bảng quan hệ liền kề CEF là bảng danh sách chứa những cổng đi ra và địa chỉ lớp 2 và lớp 3 có thể đến được qua cổng đó. Bảng này cũng cất giữ thông tin về phần đầu của lớp 2 để xây dựng khung tin đến thiết bị láng giềng kế tiếp.

Bảng quan hệ liền kề CEF phải được xây dựng từ bảng định tuyến và từ những tài nguyên khác. Thông tin trong bảng định tuyến bao gồm cổng ra và địa chỉ IP của thiết bị kế tiếp. Để hoàn thành thông tin trong bảng quan hệ liền kề CEF cần phải có thêm thông tin về địa chỉ lớp 2 và những thông tin khác để xây dựng khung tin. Một khi đã có đầy đủ thông tin router có thể xây dựng hoàn chỉnh thông tin trong bảng quan hệ liền kề CEF.

Lấy ví dụ, Router R3 trong hình 7.1, để đến được router kế tiếp (Router1- địa chỉ 172.31.13.1) qua cổng s0/0.3333, Router R3 cần phải xác định đúng số DLCI (Data-Link connection identifier) để đóng gói khung tin đến Router R1. Vì vậy, để xây dựng thông tin trong bảng quan hệ liền kề CEF, CEF cần thêm thông tin trong bảng ARP, thông tin tham chiếu trong Frame Relay hay những thông tin tham chiếu từ lớp 3 đến lớp 2 khác.

Trước hết, cần xem lại về giao thức ARP (Address Resolution Protocol), giao thức tự động phân giải từ địa chỉ IP sang địa chỉ MAC. Khi một host A muốn biết địa chỉ MAC của một host B trong cùng một mạng LAN khi đã biết địa chỉ IP của B, host A sẽ gửi một thông điệp ARP yêu cầu dưới dạng gói tin broadcast đến tất cả các host trên cùng mạng LAN. Tất cả các host sẽ nhận được thông điệp ARP yêu cầu này, tuy nhiên chỉ host B gửi lại ARP trả lời dưới dạng gói tin unicast tới A. Sau khi nhận được ARP trả lời, máy A sẽ cập nhật thông tin vào bảng MAC.

5. Cơ chế ARP ngược trong Frame Relay

ARP của IP được biết đến như một giao thức phổ thông và tương đối đơn giản. Đối với kỳ thi CCIE cũng vậy. Đa số các câu hỏi trong phần ARP của IP là những câu hỏi đơn giản. Do đó, những câu hỏi khó về chủ đề xây dựng bảng quan hệ liền kề CEF sẽ tập trung vào cơ chế ARP ngược của công nghệ Frame Relay, cũng chính vì vậy mà phương thức này sẽ được trình bày cụ thể và chi tiết hơn.

Tương tự như ARP của IP, nhiệm vụ của ARP nghịch đảo là phân giải giữa địa chỉ lớp 3 và địa chỉ lớp 2. Địa chỉ lớp 3 chính là địa chỉ IP, còn địa chỉ lớp 2 ở đây chính là số DLCI (tương tự như địa chỉ MAC trong ARP của IP). Tuy nhiên, trong phương thức ARP nghịch đảo, router đã biết được địa chỉ lớp 2 (DLCI), và cần phân giải ra địa chỉ lớp 3 (IP) tương ứng.

Trong môi trường LAN, đòi hỏi phải có một gói tin yêu cầu ARP đến host và kích hoạt giao thức ARP của IP trên host (trả về ARP reply). Tuy nhiên, trong môi trường WAN, không cần một gói tin nào đến router để kích hoạt ARP nghịch đảo trên router này, thay vào đó là một thông điệp về tình trạng LMI (Local Management Interface) sẽ được dùng.

Sau khi nhận được thông điệp trạng thái LMI là LMI PVC đã bật (up), router sẽ loan báo địa chỉ IP của nó ra mạch liên kết ảo (VC - Virtual Circuit) tương ứng thông qua thông điệp ARP nghịch đảo (định nghĩa trong RFC1293). Như vậy, một khi LMI không được thực thi thì ARP nghịch đảo cũng không hoạt động bởi vì không có thông điệp nào nói cho router biết để gửi thông điệp ARP nghịch đảo.

Trong mạng Frame Relay, những cấu hình chi tiết được chon lựa với mục đích tránh một số tình trạng không mong muốn, những tình trạng này sẽ được mô tả chi tiết trong những trang kế tiếp của chương này. Ví dụ khi sử dụng các cổng con (subinterface) được kết nối theo kiểu điểm - điểm, với mỗi VC thuộc một mạng riêng, tất cả những vấn đề gặp phải trong cấu hình này sẽ được mô tả rõ ràng để có thể phòng tránh.

Bản thân giao thức ARP nghịch đảo tương đối đơn giản. Tuy nhiên, khi triển khai ARP nghịch đảo trên những mô hình mạng khác nhau, dựa trên những kiểu cổng khác nhau (cổng vật lý, cổng con kiểu điểm - điểm và kiểu đa điểm) thì cách thức hoạt động của ARP nghịch đảo sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Hình 7.3 là một ví dụ về hệ thống mạng Frame Relay được thiết kế theo mô hình mạng lưới không đầy đủ (partial mesh) trên cùng một mạng trong khi mỗi router sử dụng một kiểu cổng khác nhau.

Sơ đồ mạng trên chỉ mang tính chất là một ví dụ, nó chỉ sử dụng trong môi trường học tập để hiểu chi tiết hơn về cách thức hoạt động của ARP nghịch đảo. Sơ đồ này không nên được áp dụng trong môi trường mạng thực tế bởi thiết kế yếu kém với nhiều hạn chế khi triển khai giao thức định tuyến bên trên.

Thông tin của một số lệnh showdebug liên quan đến ARP nghịch đảo của công nghệ Frame Relay và một trong số những điều đáng chú ý về ARP nghịch đảo liên quan đến các cổng con theo mô hình điểm - điểm được mô tả trong ví dụ dưới đây.

Đầu tiên cấu hình Frame Relay trên cổng đa điểm của R1.

Router1# sh run

! Lines omitted for brevity

interface Serial0/0

encapsulation frame-relay

interface Serial0/0.11 multipoint

ip address 172.31.134.1 255.255.255.0

frame-relay interface-dlci 300

frame-relay interface-dlci 400

Kế tiếp, cổng Serial được tắt và bật và các hàng trong ARP nghịch đảo trước đó bị xóa vì vậy ta có thể quan sát tiến trình ARP nghịch đảo.

Router1# conf  t

Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z.

Router1(config)# int s 0/0

Router1(config-if)# do clear frame-relay InARP

Router1(config-if)# shut

Router1(config-if)# no shut

Router1(config-if)# ^Z

Các thông điệp từ lệnh debug frame-relay events hiển thị các thông điệp nhận được ARP nghịch đảo trên R1. Chú ý các giá trị hex 0xAC1F8603 và 0xAC1F8604, với các giá trị thập phân tương ứng là 172.31.134.3 and 172.31.134.4 (tương ứng với Router 3 và Router 4).

Router1# debug frame-relay events

*Mar 1 00:09:45.334: Serial0/0.11: FR ARP input

*Mar 1 00:09:45.334: datagramstart = 0x392BA0E, datagramsize = 34

*Mar 1 00:09:45.334: FR encap = 0x48C10300

*Mar 1 00:09:45.334: 80 00 00 00 08 06 00 0F 08 00 02 04 00 09 00 00

*Mar 1 00:09:45.334: AC 1F 86 03 48 C1 AC 1F 86 01 01 02 00 00

*Mar 1 00:09:45.334:

*Mar 1 00:09:45.334: Serial0/0.11: FR ARP input

*Mar 1 00:09:45.334: datagramstart = 0x392B8CE, datagramsize = 34

*Mar 1 00:09:45.338: FR encap = 0x64010300

*Mar 1 00:09:45.338: 80 00 00 00 08 06 00 0F 08 00 02 04 00 09 00 00

*Mar 1 00:09:45.338: AC 1F 86 04 64 01 AC 1F 86 01 01 02 00 00

Kế tiếp, chú ý lệnh show frame-relay map có bao gồm từ khóa dynamic, nghĩa là các hàng được học thông qua ARP nghịch đảo.

Router1# show frame-relay map

Serial0/0.11 (up): ip 172.31.134.3 dlci 300(0x12C,0x48C0), dynamic,

broadcast, status defined, active

Serial0/0.11 (up): ip 172.31.134.4 dlci 400(0x190,0x6400), dynamic,

broadcast, status defined, active

Trên R3, lệnh show frame-relay map chỉ liệt kê một hàng duy nhất nhưng định dạng thì khác. Bởi vì R3 dùng cổng con kiểu điểm-điểm, hàng này không được học thông qua ARP nghịch đảo và kết quả lệnh không bao gồm từ khóa Dynamic. Cũng chú ý là kết quả không cho thấy địa chỉ lớp 3 nào.

Router3# show frame-relay map

Serial0/0.3333 (up): point-to-point dlci, dlci 100(0x64,0x1840), broadcast

status defined, active

Chú ý: Trong ví dụ trên ta thấy xuất hiện lệnh do trong chế độ cấu hình. Lệnh do cho phép cấu hình trong configuration mode nhưng để thực hiện chức năng ở exec mode mà không phải thoát khỏi mode configuration. Ví dụ lệnh do clear frame-relay InARP thực hiện ở configuration mode tương đương với việc ta thực hiện lệnh clear frame-relay InARP ở chế độ toàn cục.

Trong ví dụ trên, lệnh show cho thấy Router R1 đã nhận và sử dụng thông tin ARP nghịch đảo; tuy nhiên Router R3 thì không sử dụng thông tin ARP nghịch đảo đã nhận vào. Hệ điều hành IOS của Cisco hiểu rằng chỉ một VC được thiết lập với một cổng con dạng điểm 0- điểm; mỗi một địa chỉ IP đầu cuối khác trên cùng một đường mạng chỉ có thể tham chiếu đến duy nhất một số DLCI. Vì vậy, mỗi thông tin ARP nghịch đảo nhận được liên kết đến số DLCI đó là không cần thiết.

Lấy ví dụ, khi nào Router R3 cần gửi một gói tin đến Router R1(172.31.134.1), hay đến mỗi đầu cuối khác trong đường mạng 172.31.134.0/24. Từ chính cấu hình của mình, Router R3 biết rằng phải gửi qua số DLCI trên cổng con kết nối kiểu điểm - điểm đó, nghĩa là qua DLCI 100. Vì vậy, mặc dù cả ba kiểu cổng được dùng cho cấu hình Frame Relay hỗ trợ ARP nghịch đảo một cách mặc định, cổng con kết nối kiểu điểm - điểm sẽ bỏ qua thông tin ARP nghịch đảo nhận được.

6. Cấu hình ánh xạ địa chỉ tĩnh trong Frame Relay

Trong hình 7.3, R3 đã biết cách đẩy gói tin đến R4, nhưng ngược lại R4 chưa biết cách để đẩy gói tin ngược trở lại Router R3. Theo ý nghĩa luận lý R3 sẽ hiểu như sau “Để những gói tin đến được router kế tiếp trên đường mạng 172.31.124.0/24, R3 sẽ gửi chúng ra theo một số DLCI trên các cổng con kết nối dạng điểm - điểm, ở đây chính là DLCI 100 ”. Những gói tin này sẽ được chuyển đến R1 và nhờ R1 chuyển đến R4.

Trong cách thiết kế yếu kém ở hình 7.3, mặc dù R4 và R3 sử dụng hai kiểu cổng khác nhau, R3 sử dụng cổng con kết nối kiểu điểm - điểm trong khi R4 sử dụng cổng vật lý. Để đến được R3, R4 cần gửi khung tin qua DLCI 100 đến R1 và nhờ R1 chuyển tiếp đến R3. Trong trường hợp này ARP nghịch đảo sẽ không giúp được gì, bởi vì thông điệp ARP nghịch đảo chỉ cho phép qua một VC, mà không cho phép chuyển tiếp; một chú thích rằng không có VC nào tồn tại giữa R4 và R3.

Để giải quyết vấn đề này, trong cấu hình của R4 được thêm vào câu lệnh frame-relay map. Ví dụ dưới mô tả chi tiết thông tin trước và sau khi sử dụng lệnh frame-relay map.

Router R4 chỉ liệt kê một hàng trong lệnh show frame-relay map bởi vì Router R4 chỉ có một VC duy nhất kết nối về Router1. Chỉ với một VC, Router 4 có thể học về một router khác thông qua ARP nghịch đảo.

Router4# sh run

! lines omitted for brevity

interface Serial0/0

ip address 172.31.134.4 255.255.255.0

encapsulation frame-relay

Router4# show frame-relay map

Serial0/0 (up): ip 172.31.134.1 dlci 100(0x64,0x1840), dynamic,

broadcast,, status defined, active

! Next, proof that Router4 cannot send packets to Router3’s Frame Relay IP address.

Router4# ping 172.31.134.3

Type escape sequence to abort.

Sending 5, 100-byte ICMP Echos to 172.31.134.3, timeout is 2 seconds:

.....

Success rate is 0 percent (0/5)

Kế tiếp, các thông tin ánh xạ tĩnh được thêm vào trên Router R4 dùng lệnh frame-relay map trong chế độ sub-interface. Cũng chú ý rằng lệnh này dùng DLCI 100, vì vậy bất cứ gói tin nào được gửi bởi R4 về 172.31.134.3 (Router R3) sẽ đi qua VC về router R1, sau đó lại cần định tuyến gói tin ngược về Router R3. Từ khóa broadcast báo cho Router R4 gửi các bản sao chép trên VC này.

Router4# conf t

Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z.

Router4(config)# int s0/0

Router4(config-if)# frame-relay map ip 172.31.134.3 100 broadcast

Router4(config-if)# ^Z

Router4# ping 172.31.134.3

Type escape sequence to abort.

Sending 5, 100-byte ICMP Echos to 172.31.134.3, timeout is 2 seconds:

!!!!!

Success rate is 100 percent (5/5), round-trip min/avg/max = 20/20/20 ms

Chú ý: Router R3 không cần phải sử dụng câu lệnh frame-relay map, bởi vì trong cấu  hình của R3 đã sử dụng cổng con kết nối kiểu điểm - điểm. Phải nhớ kỹ rằng bạn đừng nên sử dụng nhiều kiểu cổng khác nhau như hình 7.3, cũng không nên triển khai mô hình dạng lưới không đầy đủ (non-full-mesh) với cùng một đường mạng, trừ khi bạn buộc phải thực hiện trên đúng không gian địa chỉ IP hạn chế của mình.

Trong trường hợp khi bạn sử dụng mô hình như hình 7.3, bạn có thể sử dụng cấu hình ở trên. Một sự lựa chọn khác là nếu như bạn sử dụng cổng con kiểu đa điểm trên cả R3 và R4, cả hai router đều phải sử dụng câu lệnh frame-relay map, bởi vì cả hai router đều không thể nghe được thông điệp ARP nghịch đảo từ router khác. Tuy nhiên, nếu cả hai router R3 và R4 đều sử dụng cổng con kiểu điểm - điểm, không router nào đòi hỏi phải có câu lệnh frame-relay map, bởi vì theo nghĩa luận lý cả hai router đều hiểu là: “Dùng một VC của nó để đến tất cả các địa chỉ trong đường mạng”.

7. Tắt ARP nghịch đảo

Trong hầu hết những mô hình mạng được đưa ra, việc sử dụng ARP nghịch đảo là hợp lý. Tuy nhiên, ta có thể tắt ARP nghịch đảo trên cổng vật lý hay cổng kết nối kiểu đa điểm bằng cách sử dụng lệnh no frame-relay inverse-arp trong chế độ interface. Có thể ngừng hoạt động ARP nghịch đảo trên tất cả các VC của cổng/cổng con, tất cả các VC của cổng/cổng con ứng với một giao thức lớp 3 riêng biệt, hay đơn thuần là trên mỗi DLCI cụ thể.

Câu lệnh no frame-relay inverse-arp không chỉ làm cho router ngừng việc gửi thông điệp ARP nghịch đảo ra ngoài, mà còn làm cho router không nhận thông điệp ARP nghịch đảo. Lấy ví dụ, câu lệnh no frame-relay inverse-arp ip 400 ở chế độ subinterface trên Router R1 trong ví dụ trên không chỉ ngăn R1 ngừng gửi thông điệp ARP nghịch đảo ra DLCI 400 tới R4 mà còn làm cho R1 bỏ đi thông điệp ARP nghịch đảo đã nhận trên DLCI 400.

Cách cư xử trên mỗi kiểu giao tiếp riêng bịệt

Giao tiếp kiểu điểm - điểm

Giao tiếp kiểu đa điểm hoặc giao tiếp vật lý

ARP nghịch đảo có đòi hỏi LMI không?

Luôn luôn

Luôn luôn

ARP nghịch đảo được kích hoạt một cách mặc định ?

Đúng

Đúng

Có thể tắt hoạt động của ARP nghịch đảo không ?

Không

Có thể bỏ qua thông điệp ARP nghịch đảo đã nhận hay không

Luôn luôn (*)

Khi ARP nghịch đảo bị tắt đi

Bảng 7.2: Các đặc tính của ARP nghịch đảo

(*) Giao tiếp kiểu điểm - điểm luôn luôn bỏ qua thông điệp ARP nghịch đảo, bởi vì đối với giao tiếp kiểu điểm - điểm, chỉ dùng một số DLCI để gửi đến tất cả địa chỉ trong cùng một đường mạng.

 

 


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0