Có mấy phương pháp chuyển mạch? -

Có mấy phương pháp chuyển mạch? -

Có mấy phương pháp chuyển mạch? -

Có mấy phương pháp chuyển mạch? -

Có mấy phương pháp chuyển mạch? -
Có mấy phương pháp chuyển mạch? -
(028) 35124257 - 0933 427 079

Có mấy phương pháp chuyển mạch?

17-08-2015

Có hai phương pháp chuyển mạch sau:

• Store and forward: nhận vào toàn bộ frame xong rồi mới bắt đầu chuyển đi. Switch đọc địa chỉ nguồn, đích và lọc frame nếu cần trước khi quyết định chuyển frame ra. Vì Switch phải nhận xong toàn bộ frame rồi mới bắt đầu tiến trình chuyển mạch frame nên thời gian trễ càng lớn đối với frame càng lớn. Tuy nhiên nhờ vậy mà Switch kiểm tra lỗi cho toàn bộ frame giúp khả năng phát hiện lỗi cao hơn.

06fig09

• Cut – through: frame được chuyển đi trước khi nhận xong toàn bộ frame. Chỉ cần địa chỉ đích có thể đọc được rồi là có thể chuyển frame ra. Phương pháp này làm giảm thời gian trễ nhưng đồng thời làm giảm khả năng phát hiện lỗi frame. Phương pháp này có hai chế độ chuyển mạch cụ thể sau:

+ Fast – forward: chuyển mạch nhanh có thời gian trễ thấp nhất. Chuyển mạch nhanh sẽ chuyển frame ra ngay sau khi đọc được địa chỉ đích của frame mà không cần phải chờ nhận hết frame. Do đó cơ chế này không kiểm tra được frame nhận vào có bị lỗi hay không, dù điều này không xảy ra thường xuyên và máy đích sẽ hủy gói tin nếu gói tin đó bị lỗi. Trong cơ chế chuyển mạch nhanh, thời gian trễ được tính từ lúc Switch nhận vào bit đầu tiên cho đến khi Switch phát ra bit đầu tiên đó.

+ Fragment – free: cơ chế chuyển mạch này sẽ lọc bỏ các mảnh gãy do đụng độ gây ra trước khi bắt đầu chuyển gói. Hầu hết các frame bị lỗi trong mạng là những mảnh gãy của frame do bị đụng độ. Trong mạng hoạt động bình thường, một mảnh frame gãy do đụng độ gây ra phải nhỏ hơn 64. Bất kỳ trong frame nào lớn hơn 64 byte đều xem là hợp lệ và không có lỗi. Do đó cơ chế chuyển mạch không mảnh gãy sẽ chờ nhận đủ 64 byte đầu tiên của frame để đảm bảo frame nhận được không phải là một mảnh gãy do bị đụng độ rồi mới bắt đầu chuyển frame đi.

Trong chế độ chuyển mạch này thời gian trễ cũng được tính từ lúc Switch nhận vào bit đầu tiên cho đến khi Switch phát ra bit đầu tiên đó. Thời gian trễ của mỗi chế độ chuyển mạch phụ thuộc vào cách mà Switch chuyển frame như thế nào. Để chuyển frame được nhanh hơn, Switch đã bớt thời gian kiểm tra lỗi frame đi nhưng làm như vậy lại làm tăng dữ liệu cần truyền lại.

Ngoài ra tồn tại một chế độ chuyển mạch khác, đó là sự kết hợp giữa cut - through và store and forward. Kiểu kết hợp này gọi là cut – through thích nghi. Trong chế độ này Switch sẽ sử dụng chuyển mạch cut – through cho đến khi nào nó phát hiện ra một lượng frame bị lỗi nhất định. Khi số lượng frame bị lỗi vượt quá mức ngưỡng thì khi đó Switch sẽ chuyển sang dùng chuyển mạch store and forward.

Nguyễn Khắc Phong – VnPro


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0