Giao thức BFD (15 phút mỗi ngày để hiểu về SDWAN P9) -

Giao thức BFD (15 phút mỗi ngày để hiểu về SDWAN P9) -

Giao thức BFD (15 phút mỗi ngày để hiểu về SDWAN P9) -

Giao thức BFD (15 phút mỗi ngày để hiểu về SDWAN P9) -

Giao thức BFD (15 phút mỗi ngày để hiểu về SDWAN P9) -
Giao thức BFD (15 phút mỗi ngày để hiểu về SDWAN P9) -
(028) 35124257 - 0933 427 079

Giao thức BFD (15 phút mỗi ngày để hiểu về SDWAN P9)

26-10-2022

Trong SDWAN, giao thức BFD được dùng giữa các thành phần vSmart, VEdge để nhằm giúp phát hiện khi có sự cố đường truyền xảy ra. BFD cũng được sử dụng trong các môi trường như các trung tâm dữ liệu. Trong đó, việc chờ khoảng thời gian vài giây để cho mạng tính toán lại là không phù hợp.

Trong vài môi trường mạng truyền thống trước đây, để phát hiện một cách nhanh chóng một kết nối giữa các router có bị sự cố hay không, chúng ta có thể dùng cơ chế phát hiện mất sóng mang. Hình vẽ bên dưới minh họa ba môi trường mạng trong đó các sự cố có thể không xảy ra trên các cổng trực tiếp. Khi sự cố đường truyền không xảy ra trên kết nối trực tiếp, router cần phải dựa vào các thông điệp keepalive để xác định khả năng đi tới router đầu xa. Khoảng thời gian này có thể là rất dài đối với các chuẩn mực ngày nay. Ví dụ OSPF có thể phải chờ 40 giây để thông báo một láng giềng là bị mất kết nối.

Một phương án đầu tiên để giúp nhận ra một router láng giềng đã mất kết nối là chúng ta gán các thông số thời gian hello và keepalive trên các routing protocols đến một giá trị rất nhỏ. Tuy nhiên, thời gian hello nhanh không phải lúc nào cũng giúp giảm được khoảng thời gian phát hiện sự cố xuống đến mức mà hệ thống mạng có thể định tuyến qua tuyến đường thay thế mà không ảnh hưởng đến các ứng dụng. Nói cách khác, cho dù có dùng cách giảm thời gian hello của các routing protocol, khi có sự cố xảy ra, các ứng dụng quan trọng ở bên trên ít nhiều đều bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, các gói hello sẽ làm tiêu tốn CPU và giải pháp này không có khả năng mở rộng tốt khi số lượng router và số quan hệ láng giềng tăng cao.

Một phương án khác tốt hơn là dùng giao thức BFD. BFD là giao thức giúp phát hiện các sự cố mạng. Giao thức BGD làm việc tốt với tất cả các kiểu đường truyền vật lý, tất cả các routing protocols, tất cả các sơ đồ mạng và tất cả các kiểu đóng gói. Nó được dùng để phát hiện các sự cố mất đường truyền giữa hai router trong cùng một mạng sao cho các sự cố mạng có thể được nhận dạng càng sớm càng tốt, và thời gian hội tụ cũng diễn ra ở tốc độ rất nhanh. BFD là một giao thức nhỏ, dùng các gói tin có kích thước nhỏ. Đặc điểm này giúp các router tốn ít chu kỳ CPU. Ví dụ nếu bạn muốn EIGRP khám phá ra các láng giềng một cách nhanh chóng, bạn có thể gán các giá trị Hello và Hold-Time tương ứng là 1 giây và 3 giây. Điều này sẽ giúp các láng giềng có thể phát hiện các sự cố trong vòng 3 giây và sau đó mạng sẽ hội tụ lại. Tuy nhiên điều này không đủ nhanh và các chu kỳ xử lý CPU sẽ cần để quản lý tất cả các gói EIGRP hello. Nếu thay vào đó, bạn dùng BFD giữa các router, bạn vẫn có thể để thời gian Hello interval ở mức 5 giây và hold-time ở mức 15 giây. Sau đó BFD với các gói tin nhỏ sẽ được dùng để theo dõi đường truyền giữa hai router. Trong trường hợp này, nếu có bất kỳ điều gì xảy ra, BFD sẽ gửi cảnh báo cho EIGRP sao cho EIGRP có thể tiến hành hội tụ ngay mà không cần chờ thêm một khoảng thời gian holdtime. Cơ chế này sẽ ít tiêu tốn tài nguyên CPU vì các gói tin BFD có kích thước nhỏ hơn, gửi nhanh hơn và thời gian cần để xử lý là ít hơn. Trong các hệ thống router dùng định tuyến phân bố (distributed linecard), cách dùng BFD thậm chí còn hiệu quả hơn nữa vì các linecard sẽ xử lý BFD chứ CPU không xử lý. Khoảng thời gian BFD có thể gán xuống các giá trị dưới 1 giây, vì vậy khả năng phát hiện các sự cố sẽ nhanh hơn rất nhiều hơn bất kỳ giao thức định tuyến nào khác.

Trong hình vẽ bên dưới, R1 và R2 đang dùng các gói BFD để theo dõi tình trạng đường truyền với các gói BFD được gửi liên tục mỗi 100 msec và nếu 3 gói liên tiếp bị mất, BFD sẽ kích hoạt tình trạng mất phiên, mất kết nối với thiết bị láng giềng và sẽ gửi cảnh báo cho EIGRP. Các thông số thời gian của EIGRP vẫn được gán ở các giá trị 5 giây và 15 giây. BFD được bật trên các cổng có chạy EIGRP bằng câu lệnh dưới đây trong router mode EIGRP. Các thông số thời gian BFD được gán trên các cổng với câu lệnh bfd interval [50-999] min_rx [1-999] multiplier [3-50].

 Giới thiệu về giao thức OMP trong Cisco SDWAN

Trong giải pháp Cisco Viptela SDWAN, OMP là một giao thức mới, được giới thiệu như là trái tim của mạng ảo trung chuyển overlay. OMP là một giao thức chạy bên trong các đường hầm TLS hoặc DTLS giữa router vEdge và vSmart controller. OMP là một giao thức điều khiển được dùng để trao đổi các thông tin định tuyến, chính sách và các thông tin quản trị giữa vSmart controller và vEdge router.

Mặc định, giao thức OMP được bật lên, vì vậy bạn không cần cấu hình cho phép giao thức này trên vEdge và vSmart. Khi các thiết bị đã xác thực với nhau xong, các đường hầm DTLS và TLS sẽ được tạo ra, ngay sau đó giao thức OMP sẽ thiết lập các quan hệ láng giềng giữa hai thiết bị và trao đổi các thông tin định tuyến.


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0