OSPF PE-CE được phát triển hỗ trợ các ISP cung cấp các dịch vụ MPLS VPN cho khách hàng khi khách hàng triển khai OSPF định tuyến bên trong site của họ, khi đó OSPF được sử dụng như giao thức định tuyến giữa các site khách hàng (inter-site routing protocol) trong một môi trường MPLS VPN.
Mô hình định tuyến OSPF truyền thống:
Miền OSPF truyền thống chia thành một backbone (area 0) và các non-backbone và các non-backbone kết nối với area 0.
Customer A thực hiện mô hình OSPF truyền thống, trong đó các non-backbone area (Area 1 và Area 2) thuộc Site 1 và Site 2 và được kết nối vào backbone area (Area 0)
Trong một môi trường MPLS VPN, các mạng của khách hàng được kết nối vào một backbone của nhà cung cấp. Trong hình trên, các area của Customer A (Area 1 và 2) kết nối vào mạng MPLS VPN của nhà cung cấp. Area 1 và Area 2 có router CE1-A và CE2-A chạy giao thức định tuyến OSPF. MP-iBGP được sử dụng giữa PE1 và PE2 để quảng bá các tuyến giữa Site 1 (Area 1) và Site 2 (Area 2). Thực hiện phân phối (redistribute) OSPF-BGP tại các router PE, PE1 và PE2. Quá trình thực hiện như sau:
Do đó, loại tuyến OSPF (LSA Type) không được duy trì khi tuyến OSPF được redistribute vào BGP. Trong môi trường MPLS VPN, các nguyên tắc dịnh tuyến OSPF truyền thống vẫn được sử dụng. Tuy nhiên, một số đặc tính sau đây của tuyến OSPF external bị thay đổi khi khách hàng chuyển từ định tuyến OSPF truyền thống sang mô hình MPLS VPN:
Khi thực thi OSPF với MPLS VPN, khách hàng có thể có nhiều site trong Area 0. Do đó hơi khác với cấu trúc OSPF truyền thống - một backbone Area 0 và nhiều non-backbone area được nối vào Area 0 này.
MPLS VPN hay khái niệm OSPF Superbackbone
Kiến trúc MPLS VPN cho định tuyến OSPF PE-CE được mở rộng để cho phép sự chuyển đổi khách hàng một cách trong suốt từ định tuyến OSPF truyền thống sang mô hình định tuyến MPLS VPN bằng cách giới thiệu một backbone khác với OSPF Area 0. Backbone này được gọi là OSPF hay MPLS VPN superbackbone.