GIỚI THIỆU MÔN HỌC VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH HỌC CCNP COLLABCORE
1.Giới thiệu
Chứng chỉ Collaboration CORE được xem như một pha trộn giữa các kỹ năng networking, voice và video. Với sự bùng nổ của các người làm việc di động khắp nơi, nhu cầu về kỹ sư voice/collaboration để triển khai các giải pháp tương tác/ kết hợp ngày càng lớn.
Sở hữu chứng chỉ CCNP Collaboration chứng nhận khả năng của bạn trong các giải pháp về collaboration (tương tác thoại/video). Để có CCNP, bạn cần phải thi đậu hai kỳ thi: một kỳ thi bao gồm các công nghệ cốt lõi CollabCore và một kỳ thi tùy chọn.
Chương trình CCNP Collaboration mới chuẩn bị cho bạn các công việc ở mức độ chuyên nghiệp trong lĩnh vực collaboration. CCNP Collaboration hiện bao gồm các chủ đề về lập trình và tự động hóa, sẽ giúp bạn mở rộng hạ tầng mạng của bạn. Chứng chỉ CCNP là một trong những chứng chỉ danh giá nhất trong nghành công nghiệp IT. CCNP sẽ kiểm tra kiến thức nền tảng bắt buộc trong khi vẫn cho phép bạn chọn lựa một lĩnh vực yêu thích thông qua một kỳ thi tùy chọn.
Môn học CCNP Collaboration CORE 350-801 được xem như là bước đầu tiên để làm chủ các giải pháp collaboration của Cisco. Môn học CCNP CollabCORE 350-801 giúp bạn có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc như một kỹ sư Voice. Ngoài ra, bạn hoàn toàn tự tin với kỳ thi quốc tế 350-801 CLCOR. Các chủ đề trong nội dung môn học bao gồm:
2.Nội dung chương trình học
2.1. Hạ tầng và Thiết kế
2.1.1 Mô tả các yếu tố thiết kế cơ bản như được mô tả trong tài liệu SRND/PA
2.1.2 Mô tả mục đích của các thiết bị Edge trong kiến trúc Cisco Collaboration chẳng hạn như Expressway và Cisco Unified Border Element.
2.1.3 Cấu hình các thành phần mạng để hỗ trợ các giải pháp của Cisco Collaboration.
2.1.4 Khắc phục lỗi trong các thành phần sau trong giải pháp Cisco Collaboration
2.1.5 Giải thích các thành phần sau để hỗ trợ các giải pháp Collaboration
2.2. Protocols, Codecs, Endpoints
2.2.1 Khắc phục các lỗi sau trong một phiên SIP
2.2.2 Chỉ ra các loại codec trong một tình huống cụ thể
2.2.3 Cấu hình phần thỏa thuận codec
2.2.4 Triển khai thiết bị đầu cuối dùng SIP
2.2.5 Khôi phục lỗi ở các thiết bị đầu cuối
2.3. Cấu hình các thiết bị gateway
2.3.1 Cấu hình các thành phần của một voice gateway
2.3.2 Cấu hình ISDN PRI/BRI
2.3.3 Khôi phục lỗi trên ISDN PRI/BRI
2.3.4 Cấu hình và kiểm tra MGCP
2.3.5 Xác định các loại media resource cho một ngữ cảnh cụ thể (phần cứng, phần mềm)
2.4. Call Control
2.4.1 Mô tả quá trình phân tích số của Cisco Unified Communications Manager.
2.4.2 Triển khai các phương pháp trộm cước trong CUCM.
2.4.3 Cấu hình toàn cục hóa cuộc gọi trong Cisco Unified CM
2.4.4 Mô tả Mobile and Remote Access (MRA)
2.5. QoS
2.5.1 Mô tả các vấn đề có thể dẫn đến chất lượng voice/video kém
2.5.2 Mô tả các yêu cầu về QoS cho các kiểu ứng dụng này (voice and video)
2.5.3 Mô tả các mô hình phân lớp khi triển khai QoS trên một hạ tầng mạng
2.5.4 Mô tả mục đích và chức năng của các giá trị DiffServ
2.5.5 Mô tả các ranh giới trust boundary và các ý nghĩa của chúng khi phân loại và đánh dấu trong LAN
2.5.6 Mô tả và xác định các yêu cầu băng thông theo vị trí CAC
2.5.7 Cấu hình và kiểm tra LLQ (class map, policy map, service policy)
2.6. Các ứng dụng collaboration
2.6.1 Cấu hình Cisco Unity Connection mailbox và MWI
2.6.2 Cấu hình Cisco Unity Connection SIP tích hợp với call control
2.6.3 Mô tả Cisco Unity Connection call handlers
2.6.4 Mô tả Cisco Unified IM&P giao thức và triển khai
2.6.5 Triển khai Cisco Jabber
3.Nội dung thực hành
3.1.Cấu hình và Khôi phục lỗi hạ tầng mạng Collaboration
3.2.Cấu hình đầu cuối
3.3. Cấu hình voice gateways
3.4. Cấu hình và khôi phục lỗi Call Routing
3.5. Cấu hình media resources
3.6. Cấu hình và khôi phục lỗi Cisco Unity Connection
3.7. Cấu hình QoS
3.8. Cấu hình IMP & Jabber
4.Tài liệu tham khảo, tài nguyen học tập
5. Cách học và trình tự nghiên cứu các chủ đề trong chương trình
Môn học CollabCORE đề cập đến những công nghệ cốt lõi và nền tảng nhất khi triển khai các giải pháp collaboration trong một mạng doanh nghiệp. Vì thế việc đọc sách là một trong những việc quan trọng nhất khi theo học môn học này. Các sách của nhà xuất bản Cisco Press là nguồn tài liệu hữu ích nhất khi nói đến nguồn sách tham khảo chính. Ngoài ra, bạn nên có những ghi chép (study notes) cho riêng mình khi học hoặc tự học.
Khi học về mạng, việc thực hành cũng vô cùng quan trọng. Có một câu “thần chú” khi học quản trị mạng mà bạn có thể theo là “làm lab, làm lab, lặp lại lần nữa”. Đối với mỗi chủ đề mà bạn đã đọc, cho đến khi bạn thực hành về chủ đề đó thì cơ hội hiểu rõ sẽ tăng lên. Đối với lĩnh vực networking, nếu chỉ đọc mà không thực hành thì rất khó để nhớ hay để hiểu.
Trình tự nghiên cứu hợp lý sẽ là bắt đầu từ phần thiết kế hạ tầng để chuẩn bị cho các giải pháp collaboration. Các bạn cần hiểu các khái niệm cơ bản như vlan, các dịch vụ IP và các giao thức, ví dụ như TFTP, DHCP, SNMP, DNS, CDP, LLDP. Tài liệu quan trọng nhất các bạn có thể tham khảo là tài liệu SRND. Đây là một ebook miễn phí có thể download từ website cisco.
Chủ đề tiếp theo là về giao thức SIP và cách cấu hình các thiết bị đầu cuối (phones, sip endpoint) đăng ký vào các call manager. Khái niệm codecs cũng được trình bày trong chương này. Codec viết tắt từ coder-decoder, chuyển đổi những tín hiệu audio sang dạng số trước khi truyền. Sau đó nó sẽ chuyển lại thành dạng tín hiệu audio để phát lại.
Chủ đề tiếp theo là về voice gateway. Voice gateway là thiết bị chuyển đổi các cuộc gọi voice/fax giữa một mạng điện thoại truyền thống PSTN và mạng IP. Chức năng cơ bản của một VoIP gateway sẽ bao gồm nén/giải nén, số hóa, đóng gói, định tuyến cuộc gọi và các tín hiệu điều khiển. Bạn cần học cách cấu hình các chuẩn ISDN PRI/BRI trên voice gateway. Ngoài ra giao tiếp giữa voice gateway với CUCM thông qua SIP/MGCP cũng được trình bày.
Chủ đề quan trọng nhất trong chương trình, chiếm ¼ thời lượng là chủ đề về kiểm soát cuộc gọi. Các kỹ thuật thao tác số gọi đi/gọi đến, translation patter, local route group…được giới thiệu trong chương trình. Cisco Unified Mobile and Remote Access cho phép các thiết bị đầu cuối (chẳng hạn như Cisco Jabber) khi nó ở bên ngoài mạng doanh nghiệp vẫn có thể đăng ký đến Cisco CUCM để thực hiện cuộc gọi hay nhắn tin.
Chủ để QoS (Đảm bảo chất lượng dịch vụ) sẽ đề cập đến các khái niệm như các mô hình phân lớp lưu lượng, cách gán các giá trị DiffSrv cho các loại lưu lượng khác nhau. Với phần thực hành, các bạn cần thực hành kiểu cấu hình LLQ cơ bản. Đây là kiểu cấu hình QoS giúp ưu tiên các lưu lượng voice/video so với các loại lưu lượng khác.
Chương cuối về các ứng dụng trong nhóm giải pháp collaboration, có hai ứng dụng chính được giới thiệu cho người học. Cisco Unity là giải pháp cung cấp các dịch vụ voicemail, trong khi Cisco IMP cung cấp các dịch vụ chat, presence. Ngoài cách cấu hình và vận hành cơ bản hai ứng dụng này, các bạn cũng cần tìm hiểu cách tích hợp Cisco Unity và Cisco IMP vào Call Manager CUCM.
Sau khi đã đọc lý thuyết và thực hành, người học có thể kiểm tra kiến thức bằng các phần mềm thi thử trên mạng hoặc các câu hỏi ôn thi. Việc thi thử hay trả lời câu hỏi giúp các bạn hiểu sâu hơn về những kiến thức đã học.
6.Tóm tắt
Khi không gian và môi trường làm việc ngày càng trở nên năng động và liên tục, các giải pháp tương tác kết hợp là trở nên sống còn trong môi trường mạng doanh nghiệp. Phát triển các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực voice/video giúp người kỹ sư trở nên đáng giá và khác biệt với số đông. Bạn có thể nâng nghề nghiệp của bạn lên một tầm cao mới với chứng chỉ CCNP Collaboration.
Bài viết đã trình bày chương trình của khóa học CCNP Collaboration CORE. Nội dung thực hành chi tiết và thứ tự nghiên cứu, học tập cũng được trình bày. Bài viết cũng trình bày về các tài nguyên học tập, các tài liệu cần thiết phục vụ cho khóa học.
Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ bước chân đầu tiên. Các bạn hãy bắt đầu ngay từ bây giờ.
Chúc các bạn thành công
Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (RS, Wireless), CCSI#31417