Container là gì?
Những container có tác dụng giúp cho một ứng dụng có thể vận hành một cách nhất quán và đáng tin cậy. Bất kể là môi trường hệ điều hành hay cơ sở hạ tầng nào. Các container thực hiện điều này bằng cách đóng gói mọi thứ mà một dịch vụ cần để có thể chạy được (những thứ như code, runtime, các tool, thư viện và cài đặt), tạo ra một package linh động, độc lập, có khả năng thực thi được.
Ứng dụng của container trong thực tế là gì?
Các container đại diện cho tương lai của máy tính – cùng với các công nghệ như DevOps, cloud native, AI, machine learning. Các trường hợp sử dụng phổ biến bao gồm:
Containerization là gì?
Containerization là hành động tạo một container, bao gồm việc chỉ lấy ra ứng dụng hay dịch vụ mà bạn cần chạy, cùng với các cấu hình và những phần phụ thuộc của nó, đồng thời rút nó ra khỏi hệ điều hành và cơ sở hạ tầng bên dưới. Sau đó, cho ra kết quả là container image có thể chạy trên bất kỳ nền tảng container nào. Nhiều container có thể được chạy trên cùng một máy chủ và chia sẻ cùng một hệ điều hành với các container khác, mỗi container chạy các quy trình biệt lập trong không gian được bảo mật riêng của nó. Bởi vì các container chia sẻ base OS (hệ điề hành), do vậy kết quả là có thể chạy mỗi container bằng cách sử dụng một lượng tài nguyên rất ít, ít hơn đáng kể so với việc sử dụng số lượng máy ảo (VM) riêng biệt.
Những lợi ích của container
Những thách thức trong việc sử dụng Container
Containers và Máy ảo
Container và máy ảo thì đều là những “package”. Mỗi container là một package bao gồm ứng dụng của bạn và mọi thứ nó cần để có thể chạy, ngoại trừ hệ điều hành. Máy ảo là một package ứng dụng và mọi thứ nó cần để chạy, bao gồm cả hệ điều hành của nó.
Bạn có thể chạy nhiều container trên một hệ điều hành. Và bạn có thể chạy nhiều máy ảo trên cùng một máy chủ vật lý. Bạn thậm chí có thể chạy container trên máy ảo.
Một lợi thế quan trọng của container so với máy ảo đó là chúng không bao gôm hệ điều hành, container cần ít tài nguyên hệ thống và ít chi phí hơn. Chúng cũng có xu hướng khởi động / tắt nhanh hơn và tính di động cao trong nhiều môi trường khác nhau. Nhưng chúng vẫn sử dụng công suất cơ sở hạ tầng khi không sử dụng, điều này có thể làm tăng chi phí không cần thiết.
Docker và Kubernetes
Công nghệ Docker giúp bạn có thể tạo và chạy các container và đó là tiêu chuẩn ngành để xác định một “container”. Kubernetes (viết tắt là k8s) giúp bạn có thể quản lý (hoặc “điều phối”) tất cả các khối lượng công việc được chứa trong container của bạn, bao gồm cung cấp, kết nối mạng, cân bằng tải, bảo mật và mở rộng quy mô. Docker có thể chạy độc lập mà không cần có Kubernetes, nhưng Kubernetes không thể hoạt động mà không có dịch vụ container như Docker.
Tính đến năm 2021, Docker hầu như có tất cả thị phần trong không gian container. Có rất nhiều sản phẩm Kubernetes cạnh tranh trên thị trường, cùng với self-managed (tự quản lý) Kubernetes được cài đặt ở 50% công ty do StackBox khảo sát. Top 5 đó là self-managed Kubernetes (50%), Amazon EKS (44%) , Azure AKS (31%), RedHat OpenShift (22%) and Amazon ECS (20%).
Điều phối container là gì?
Nếu bạn chỉ có một số ít các container và hai hay ba ứng dụng, việc điều phối có thể không cần thiết. Nhưng một khi con số tăng lên, mọi thứ trở nên phức tạp. Điều phối container từ Kubernetes giúp bạn có thể triển khai, mở rộng quy mô và quản lý hàng nghìn ứng dụng dưới dạng container một cách tự động.
Lợi ích của việc có Kubernetes điều phối container bao gồm:
Các công cụ và công nghệ container chủ yếu là gì?
Docker và Kubernetes là những tên tuổi lớn trong không gian container. Docker là một nền tảng chứa mã nguồn mở. Kubernetes là tùy chọn phổ biến nhất để điều phối container, mặc dù vẫn có các lựa chọn thay thế, chẳng hạn như Docker Swarm và Vmware Tanzu. Các nhà cung cấp dịch vụ cloud như AWS, Google và Microsoft Azure cũng cung cấp container dưới dạng sản phẩm dịch vụ (CaaS).
Khi nào Container là lựa chọn tốt nhất và khi nào nên cân nhắc việc sử dụng Container?
Container là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang xây dựng một ứng dụng mới từ đầu, đang tìm cách để áp dụng kiến trúc dựa trên microservices hoặc đang tìm kiếm một giải pháp có tính linh động cao, build-once-deploy-anywhere. Nhưng còn những ứng dụng nguyên khối hiện có của bạn thì sao?
Cũng giống như một số máy vật lý không chuyển sang máy ảo, các ứng dụng đòi hỏi nhiều tài nguyên có thể không phải là ứng cử viên tốt để container hóa. Để biến một ứng dụng “đói” CPU và RAM thành một container, bạn cần phải chia nhỏ cách hoạt động của nó. Điều này đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc đánh đổi rất ít hoặc không có lợi nên do đó sẽ không chính đáng.