Giới thiệu về EoIP -

Giới thiệu về EoIP -

Giới thiệu về EoIP -

Giới thiệu về EoIP -

Giới thiệu về EoIP -
Giới thiệu về EoIP -
(028) 35124257 - 0933 427 079

Giới thiệu về EoIP

29-10-2020
Ehernet over IP (EoIP) là một giao thức của MikroTik RouterOS có thể tạo một Ethernet Tunnel (Layer 2 Tunnel) giữa hai Router có thể kết nối với nhau trên IPv4. EoIP Tunnel có thể hoạt động trên PPTP Tunnel (RFC 2637) hoặc bất kỳ kết nối nào khác tương thích với IP.

Giới thiệu tổng quan EoIP

Ehernet over IP (EoIP) là một giao thức của MikroTik RouterOS có thể tạo một Ethernet Tunnel (Layer 2 Tunnel) giữa hai Router có thể kết nối với nhau trên IPv4. EoIP Tunnel có thể hoạt động trên PPTP Tunnel (RFC 2637) hoặc bất kỳ kết nối nào khác tương thích với IP.

EoIP sử dụng tính năng Bridging để gộp toàn bộ lưu lượng giữa 2 cổng với nhau (bao gồm cổng ảo và cổng vật lý) thành một môi trường Ethernet (Layer 2)

Mạng có thể thiết lập với EoIP:

  • Kết nối các mạng LAN qua Internet
  • Kết nối các mạng LAN qua tunnels được mã hóa (IPSec, PPTP, L2TP…)

Giao thức EoIP đóng các Ethernet frame trong gói tin GRE và gửi chúng đến đầu còn lại của EoIP Tunnel.

Bài toán đặt ra: Site A và Site B kết nối với nhau ở cùng 1 Broadcast Domain, sử dụng các dịch vụ hoạt động trên Layer 2.

Mô hình mô phỏng:

Mô tả mô hình:

  • Router Station tạo EoIP Tunnel đến Router AP.
  • Bridge được sử dụng tạo L2 cho Interface EoIP Tunnel và Interface EthernetGiao thức liên quan

Để có thể hiểu rõ được phương thức hoạt động của EoIP, cần nắm các thông tin cơ bản về các giao thức liên quan mà EoIP sử dụng.

EoIP sử dụng GRE để thiết lập Tunnel vận chuyển data từ Station đến AP.

Bridge tạo môi trường Ethernet cho Interface vật lý nối vào laptop và Interface EoIP.

GRE – RFC 1701

GRE – Generic Routing Encapsulating là giao thức được phát triển đầu tiên bởi Cisco, giao thức này đóng gói một số kiểu gói tin vào bên trong các IP Tunnel để tạo thành các nối điểm-điểm (P2P) ảo. IP Tunnel chạy trên hạ tầng mạng IP, cần đảm bảo kết nối giữa 2 Peer với nhau bằng IP.

Mẫu gói tin GRE bao gồm có cấu trúc như sau:

*RFC 1701

 

                Gói tin GRE Tunnel có cấu trúc như sau:

GRE thêm tối thiểu 24 Bytes vào gói tin, bao gồm 20 Bytes IP Header mới, 4 Bytes còn lại là GRE Header

EoIP sử dụng GRE thêm phần key 4 Byte, EoIP thêm GRE Header 28 Bytes.

  • Gói tin GRE trong EoIP bắt từ Wireshark

Tương tự với cấu trúc:

EoIP sử dụng Key (optional) để định nghĩa Tunnel ID (2 Bytes) và các tính năng khác:

                Nguồn:  Githup

Brigde – IEE801.1D

Bridge được sử dụng để tạo môi trường Ethernet cho các Interface khác nhau, cho phép kết nối các các mạng LAN riêng biệt với nhau thành một mạng LAN, cùng môi trường Ethernet. Bridge kết nối các Interface hoạt động ở Layer 3 kết nối với nhau bằng Layer 2.

Ví dụ Router có 3 Interface hoạt động ở Layer 3, sử dụng Bridge cho phép 3 Interface kết nối với nhau như thiết bị Switch.

EoIP sử dụng Bridge để tạo môi trường Ethernet giữa Interface ảo EoIP và Interface vật lý kết đến mạng LAN.

Tính năng EoIP

Ethernet over IP là giao thức phát triển bởi Mikrotik RouterOS đã được giới thiệu ở mục 1. EoIP thêm 42 Bytes vào gói tin gốc gồm 8 Bytes GRE, 14 Bytes Ethernet, 20 Bytes IP.

Để thiết lập Tunnel EoIP cần các thông số sau:

  • Local address: Địa chỉ nguồn sử dụng tạo Tunnel, IP đặt trên Router
  • Remote address: Địa chỉ đích sử dụng tạo Tunnel, IP đặt trên Router
  • Tunnel ID: Định danh Tunnel, 2 Router thiết lập Tunnel phải đặt chung Tunnel ID
  • IPsec secret: Mã hóa thông tin được truyền qua Tunnel, sử dụng bằng cách điền Pre-Shared key vào 2 Router, thông số mã hóa mặc định của IPsec ở phase2 SHA1/AES128CBC.

Cấu trúc gói tin được truyền qua EoIP Tunnel:

                *Ví dụ gói tin ICMP:

 

  1. So sánh với các giao thức khác:

Tunnel

Introduced

Layer

Port

Default MTU

Authentication Protocols

Encryption Protocols

Client to Site

Bridging or BCP Supported

PPtP

Jul-99

3

TCP 1723

1450

PAP

None

Yes

Yes

CHAP

MPPE 40bit

MSCHAP v1

MPPE 128bit

MSCHAP v2

 

L2TP

Aug-99

3

UDP 1701

1450

PAP

None

Yes

Yes

CHAP

MPPE 40bit

MSCHAP v1

MPPE 128bit

MSCHAP v2

 

OVPN

May-01

3

TCP 1194

1500

None

None

Yes

Yes

MD5

Blowfish 128

SHA1

AES 128

 

AES 192

 

AES 256

EOIP

Sep-02

3

N/A

1500

N/A

None
IPSec

No

Yes

  1. Mô hình thực tế

Mô hình 1:

 

Mô hình mô phỏng tại GNS3:

 

Cấu hình:

R1:

  • Đặt IP cho các cổng như mô hình
  • Thiết lập Tunnel R1 <-> R3

/interface eoip

add local-address=192.168.12.1 name=Tunnel-R1-R3 remote-address=192.168.23.3 tunnel-id=13

  • Thiết lập Bridge cho Interface Tunnel-R1-R3 và eth1

/interface bridge

add name=bridge1 protocol-mode=none

/interface bridge port

add bridge=bridge1 interface=Tunnel-R1-R3

add bridge=bridge1 interface=ether2

R3:

  • Đặt IP cho các cổng như mô hình
  • Thiết lập Tunnel R3 <-> R1

/interface bridge

add fast-forward=no name=bridge1 protocol-mode=none

/interface eoip

add local-address=192.168.23.3 name=Tunnel-R3-R1 remote-address=192.168.12.1 tunnel-id=13

  • Thiết lập Bridge cho Interface Tunnel-R3-R1 và eth3

/interface bridge port

add bridge=bridge1 interface=Tunnel-R3-R1

add bridge=bridge1 interface=ether3

Kết quả:  Sử dụng ICMP test

 

Thông tin gói tin được bắt bằng Wireshark

 

Tunnel có thể được bảo mật bằng IPsec, tại bước thiết lập Tunnel bổ sung lệnh thiết lập IPSec:

  • Phase 1 sử dụng Preshared key là :123
  • Phase 2 mặc định là: SHA1/AES128CBC

R1:

/interface eoip

add allow-fast-path=no ipsec-secret=123 local-address=192.168.12.1 name=Tunnel-R1-R3 remote-address=192.168.23.3 tunnel-id=13

R3:

/interface eoip

add allow-fast-path=no ipsec-secret=123 local-address=192.168.23.3 name=Tunnel-R1-R3 remote-address=192.168.12.1 tunnel-id=13

Mô hình 2: Kết nối Site A, Site B & Site C

Lúc này: Có thể hiểu Site A là HeadQuater (HQ) điểm tập kết cho Site BSite C

Mô hình mô phỏng GNS3:

Cấu hình:

R1:

  • Đặt IP cho các cổng như mô hình
  • Thiết lập Tunnel R1 <-> R3: Cấu hình tương tự cho R1 mô hình 1
  • Thiết lập Bridge cho Interface Tunnel-R1-R3, Tunnel-R1-R4 và eth1

/interface eoip

add local-address=192.168.12.1 name=Tunnel-R1-R4 remote-address=192.168.24.4 tunnel-id=14

/interface bridge port

add bridge=bridge1 interface=Tunnel-R1-R4

add bridge=bridge1 interface=ether1

R3:

  • Đặt IP cho các cổng như mô hình
  • Thiết lập Tunnel R3 <-> R1: Cấu hình tương tự mô cho R3 ở hình 1

/interface eoip

add local-address=192.168.23.3 name=Tunnel-R3-R1 remote-address=192.168.12.1 tunnel-id=13

  • Thiết lập Bridge cho Interface Tunnel-R3-R1 và eth2

/interface bridge port

add bridge=bridge1 interface=Tunnel-R3-R1

add bridge=bridge1 interface=ether2

 

R4:

  • Đặt IP cho các cổng như mô hình
  • Thiết lập Tunnel R4 <-> R1:

 

/interface bridge

add fast-forward=no name=bridge1 protocol-mode=none

/interface eoip

add local-address=192.168.24.4 name=Tunnel-R4-R1 remote-address=192.168.12.1 tunnel-id=14

/interface bridge port

add bridge=bridge1 interface=Tunnel-R4-R1

add bridge=bridge1 interface=ether1

 

Tài liệu tham khảo:

https://wiki.mikrotik.com/wiki/Manual:Interface/EoIP

https://wiki.mikrotik.com/wiki/Manual:Interface/Bridge

https://rickfreyconsulting.com/mikrotik-vpns/


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0