Hoạt động phát hiện các LSR cùng sử dụng LDP trong MPLS -

Hoạt động phát hiện các LSR cùng sử dụng LDP trong MPLS -

Hoạt động phát hiện các LSR cùng sử dụng LDP trong MPLS -

Hoạt động phát hiện các LSR cùng sử dụng LDP trong MPLS -

Hoạt động phát hiện các LSR cùng sử dụng LDP trong MPLS -
Hoạt động phát hiện các LSR cùng sử dụng LDP trong MPLS -
(028) 35124257 - 0933 427 079

Hoạt động phát hiện các LSR cùng sử dụng LDP trong MPLS

03-12-2015

1. Sơ lược về giao thức phân phối nhãn (LDP)

Để gói tin được truyền theo đường chuyển nhãn LSP qua mạng MPLS, tất cả các LSR phải sử dụng giao thức phân phối nhãn và trao đổi nhãn. Khi tất cả LSR có nhãn cho FEC, gói tin có thể được chuyển đi qtheo đường chuyển nhãn LSP bằng cách đổi nhãn tại mỗi LSR trung gian.

LSR quyết định đổi nhãn, dán nhãn hay gỡ nhãn đều dữa vào bảng LFIB. LFIB xác định đường ra tốt nhất dựa vào bảng nhãn LIB, LIB được xây dựng dựa trên việc trao đổi nhãn của các giao thức LDP, RSVP, MP-BGP hay dán nhãn tĩnh.

Giao thức dành trước tài nguyên (RSVP) dành riêng cho kỹ thuật MPLS traffic engineering, còn MPBGP chỉ phân phối nhãn cho các route BGP, còn lại thì dùng LDP để phân phối nhãn cho các route nội. Vì vậy, tất cả các LSR kết nối trực tiếp sử dụng giao thức LDP để tạo quan hệ láng giềng và tạo các phiên trao đổi.

Các LDP ngang hàng trao đổi thông điệp bảng nhãn thông qua các phiên trao đổi này. Một nhãn được sắp xếp hay dán vào thì chỉ giới hạn trong 1 FEC. FEC là một sự sắp đặt các gói tin vào một đường chuyển mạch nhãn LSP nào đó và gửi chúng đi qua LSP thông qua mạng MPLS.

LDP có 4 hoạt động chính:

- Phát hiện các LSR lân cận

- Thiết lập phiên và duy trì

- Quảng bá các ánh xạ nhãn

- Quản lý các thông báo Khi 2 LSR cùng sử dụng LDP và chia sẻ 1 hoặc nhiều kết nối giữa chúng, chúng có thể phát hiện ra nhau thông qua thông điệp “Hello”.

Bước thứ 2 chúng tạo phiên thông qua kết nối TCP, thông qua kết nối TCP này, LDP quảng bá ánh xạ nhãn giữa 2 LDP cùng loại. Những thông điệp ánh xạ nhãn này được sử dụng để quảng bá, thay đổi hoặc rút bỏ nhãn dán. LDP cung cấp thông số thông báo cho LDP lân cận để hỏi hoặc báo lỗi thông qua thông điệp thông báo.

2. Phát hiện các LSR cùng sử dụng LDP

LSR sử dụng LDP gửi thông điệp LDP Hello trên tất cả các kết nối đã được bật giao thức LDP. Tất cả các cổng này được bật bằng câu lệnh “mpls ip” ở mode interface, nhưng trước tiên cần phải bật CEF với câu lệnh “ip cef” ở mode global. Thông điệp LDP Hello sử dụng giao thức UDP port 646 để gửi tới tất cả router địa chỉ multicast “224.0.0.2”.

Cổng LSR nào nhận được thông điệp “LDP Hello” này sẽ nhận biết sự có mặt của giao thức LDP trên cổng đó. Thông điệp “Hello: chứa thời gian Hold time. Nếu không LSR nào nhận được thông điệp “Hello” trong thời gian Hold time, LSR sẽ gỡ bỏ LSR đó ra khỏi danh sách LDP láng giềng.

Để biết khi nào LSR gửi và nhận thông điệp LDP Hello, khoảng cách giữa các lần gửi và thời gian Hold time, có thể sử dụng câu lệnh “show mpsl ldp discovery [detail]”. Nếu thông điệp Hello LDP được gửi và nhận trên cùng 1 cổng có nghĩa là có sự thiết lập láng giềng trên kết nối giữa 2 LSR bằng giao thức LDP.

111

Ta có thể nhìn nhanh những cổng nào đang chạy giao thức LDP bằng câu lệnh “show mpls interfaces”

222

Để thay đổi thời gian giữa các lần gửi hay Hold time bằng lệnh “mpls ldp discovery {hello {holdtimme | interval} seconds”.

Mặc định holdtime là 15 giây còn interval là 5 giây.

Mỗi LSR sử dụng LDP sẽ có 1 số LDP Identifier hay còn gọi là LDP IP, LDP IP là một trường 6 byte trong đó 4 byte chỉ ra số hiệu LSR là duy nhất và 2 byte để chỉ ra không gian nhãn mà LSR đang sử dụng. Nếu 2 byte cuối là 0 thì không gian nhãn đang sử dụng là platform-wide hay per-platform, ngoài ra thì không gian nhãn là per-interface.

Nếu trong trường hợp nhiều LDP IP cùng được sử dụng thì 4 byte đầu sẽ cùng giá trị nhưng 2 byte cuối sẽ cho biết các không gian nhãn khác nhau.

• Không gian nhãn Per-interface được dùng cho kết nối LC-ATM. 4 byte đầu của LDP IP là địa chỉ IP cao nhất lấy từ các cổng đang hoạt động của router, còn nếu có cổng loopback thì địa chỉ cao nhất của của các cổng loopback được chọn làm LDP IP. Có thể cấu hình địa LDP ID bằng tay bằng lệnh: “mpls ldp router-ip tên cổng [force]”.

Nếu có từ khóa force thì LDP IP đổi ngay lập tức, nếu không thì LDP IP sẽ chỉ đổi vào lần tới nếu cần lựa chọn router IP (điều này xảy ra khi cổng tạo nên LDP IP bị tắt). Trong IOS Cisco, MPLS LDP router IP hiện trong bảng LFIB của LSR láng giềng, vì vậy địa chỉ IP mà LDP IP sử dụng phải chứa trong bảng nhãn của LSR. Nếu địa chỉ IP không có trong bảng nhãn thì phiên LDP không thể thực hiện và quan hệ láng giềng cũng sẽ không được thực hiện.

333

Thủ tục phát hiện LSR lân cận

Lê Sơn Hà – VnPro


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0