Khái niệm về Ethernet: Ethernet -

Khái niệm về Ethernet: Ethernet -

Khái niệm về Ethernet: Ethernet -

Khái niệm về Ethernet: Ethernet -

Khái niệm về Ethernet: Ethernet -
Khái niệm về Ethernet: Ethernet -
(028) 35124257 - 0933 427 079

Khái niệm về Ethernet: Ethernet

14-10-2015

Khái niệm về Ethernet: Ethernet

1. Khái niệm về Ethernet

 + Ethernet là một họ lớn và đa dạng gồm các công nghệ mạng dựa khung dữ liệu (frame-based) dành cho mạng LAN. Tên Ethernet xuất phát từ khái niệm Ête trong ngành vật lý học. Ethernet định nghĩa một loạt các chuẩn nối dây và phát tín hiệu cho tầng vật lý, hai phương tiện để truy nhập mạng tại phần MAC (điều khiển truy nhập môi trường truyền dẫn) của tầng liên kết dữ liệu, và một định dạng chung cho việc đánh địa chỉ.

+ Ethernet đã được chuẩn hóa thành IEEE 802.3. Cấu trúc mạng hình sao, hình thức nối dây cáp xoắn (twisted pair) của Ethernet đã trở thành công nghệ LAN được sử dụng rộng rãi nhất từ thập kỷ 1990 cho tới nay, nó đã thay thế các chuẩn LAN cạnh tranh khác như Ethernet cáp đồng trục (coaxial cable), token ring, FDDI, và ARCNET. Trong những năm gần đây, Wi-Fi, dạng LAN không dây đã được chuẩn hóa bởi IEEE 802.11, đã được sử dụng bên cạnh hoặc thay thế cho Ethernet trong nhiều cấu hình mạng.

ethernet

2. Ethernet (10 Mbps)

  + Ethernet hỗ trợ băng thông đến 10 Mbps giữa các người dùng cuối. Với số lượng người sử dụng mạng chia sẻ media tăng lên, nên khả năng một người dùng truyền dữ liệu có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi một người dùng truyền tải dữ liệu cùng lúc với người dùng khác, xung đột sẽ xảy ra. Nói cách khác, 2 người dùng không thể truyền tải dữ liệu cùng thời điểm với nhau nếu như cả 2 đều chia sẻ mạng media giống nhau.

+ Ethernet dựa trên công nghệ đa truy cập nhận biết sóng mang nhận biết xung đột (CSMA/CD), nó đòi hỏi trạm truyền quay lại trong một khoảng thời gian khi xung đột xảy ra. Khi 1 trạm chờ đến lượt nó truyền tải thì nó không thể nhận dữ liệu đến trong lúc đó. Đây còn được gọi là hoạt động bán song công. Khi 1 vùng Ethernet trở nên càng đông, khả năng các trạm được truyền tải trong 1 thời điểm cũng sẽ tăng lên. Chúng làm cho việc hoạt động của Ethernet trở nên khó khăn hơn.

+ Ethernet giải quyết điều này bằng cách cấp một băng thông 10 Mbps cho mỗi port của nó. Kết quả là chúng tăng hiệu quả hoạt động của Ethernet rõ rệt bằng cách giảm số lượng người sử dụng kết nối trực tiếp đến 1 đoạn của Ethernet. Vì thế mà xung đột tên miền cũng giảm đáng kể.

+ Mặc dù công việc của switch Ethernet là cấp đầy đủ băng thông cho các thiết bị kết nối với nó, nhưng việc thừa nhận rằng hiệu suất mạng luôn được cải thiện khi được switching là sai lầm thường gặp. Chúng còn phụ thuộc vào các thiết bị khi được kết nối qua port của switch có tiếp cận được server hay không. Nói cách khác, khi có nhiều switch trong một campus network thì các switch vẫn phải phụ thuộc vào băng thông qua server mà chúng chia sẻ. Vì việc có mặt của switch đã loại trừ được xung đột có thể xảy ra, nên các trạm không cần phải chờ đến lượt mới có thể truyền tải dữ liệu trên dây, mà chúng có thể hoạt động ở chế độ song công – truyền tải và nhận tín hiệu cùng lúc.

+ Chế độ song công đã cải thiện đáng kể hiệu suất mạng, với tốc độ lên đến 10 Mbps tại mỗi địa điểm, hoặc tổng thông lượng đến 20 Mbps tại mỗi port. Một lưu ý khác khi làm việc với Ethernet 10 Mbps là đi cáp. Cáp cho Ethernet gồm việc sử dụng cáp xoắn đôi (UTP) cho Ethernet (Ethernet 10BASE-T), được giới hạn tại khoảng cách tối đa là 100 meters (328 feet) giữa các thiết bị hoạt động. Việc giữ cho khoảng cách cáp ngắn nhất có thể sẽ giảm nhiễu và xuyên âm khi có nhiều cáp được bó gần nhau.

+ Ở môi trường campus network, Ethernet có thể tìm thấy ở lớp truy cập (access layer), giữa các thiết bị người dùng cuối và access-layer của switch. Tuy nhiên, ở các mạng đời mới, các đời sau, nhanh hơn của Ethernet, chúng thường được dùng ngay tại access layer. Ethernet cũng không thường được sử dụng khi truyền ở lớp lõi bởi dung lượng băng thông thường rất thấp.

Lê Đức Thịnh – VnPro


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0