Khái niệm về Ethernet: Fast Ethernet
+ Thay vì phải đầu tư vào 1 công nghệ hoàn toàn mới để tăng băng thông, nền công nghiệp networking đã cho ra 1 loại Ethernet tốc độ cao dựa trên nền của Ethernet có sẵn trước đó. Fast Ethernet hoạt động với tốc độ đến 100 Mbps và được định vào chuẩn 802.3 của IEEE. Cách mắc Ethernet, hoạt động CSMA/CD, cũng như hoạt động của các giao thức lớp cao hơn được giữ nguyên với Fast Ethernet. Kết quả của mạng lưới là có cùng Layer của đường net link MAC nhập với 1 Layer vật lý mới (OSI Layer 1).
+ Mạng Campus có thể dùng Fast Ethernet để truy cập link và phân phối layer của switch nếu không xuất hiện các link tốc độ cao khác. Các link này có thể hỗ trợ lưu lượng tập trung từ nhiều đoạn Ethernet trong lớp truy cập. Fast Ethernet thường được dùng để kết nối trạm làm việc của người dùng cuối đến switch truy cập lớp và cung cấp khả năng kết nối nâng cao đến các server enterprise. Cáp cho Fast Ethernet có thể bao gồm cả UTP (cáp xoắn đôi không bọc) hay cáp sợi. Bảng sau liệt kê các đặc trưng của Fast Ethernet cho biết kiểu truyền và khoảng cách
Đặc tính cáp của Fast Ethernet
Fast Ethernet dạng song công – Full duplex Fast Ethernet
+ Cũng như với Ethernet dạng thường, tiến trình tự nhiên để cải thiện đối với Fast Ethernet là sử dụng hoạt động dạng song công. Fast Ethernet có thể cho đến 100 Mbps tại mỗi điểm đến mà switch được kết nối, cho ra tổng thông lượng là 200 Mbps. Tổng thông lượng tối đa chỉ có thể đạt được khi 1 thiết bị được kết nối trực tiếp đến port switch. Thêm vào đó, thiết bị tại cuối mỗi link phải đều hỗ trợ chế độ song công, cho phép việc truyền tải diễn ra mà không xảy ra việc phát hiện và phục hồi từ xung đột.
+ Fast Ethernet cũng có đặc điểm tương thích ngược để hỗ trợ các chuẩn Ethernet 10-Mbps truyền thống. Trong trường hợp của 100BASE-TX, switch port thường được gọi là port “10/100”, để biểu thị tốc độ kép. Để cung cấp tính năng này, hai thiết bị tại cuối mỗi điểm kết nối của network có thể tự động “thương lượng” (negotiate) khả năng của link nên cả 2 có thể hoạt động ở mức cao nhất. Việc negotiation này bao gồm cả việc phát hiện công nghệ layer vật lý cao nhất (khả năng của băng thông) và hoạt động bán song công hay là song công. Để hợp lý hóa kết nối kiểu này, 2 thiết bị nên được cấu hình để chúng có thể tự động thương lượng (Autonegotiate).
+ Tốc độ của link được quyết định bởi tín hiệu điện, do đó 1 bên có thể biết được bên kia đang sử dụng tốc độ loại nào. Nếu cả 2 đã được cấu hình autonegotiate, chúng sẽ chạy ở tốc độ cao nhất có thể. Tuy nhiên, tại chế độ link song công, chúng lại được negotiate qua việc trao đổi thông tin. Điều này có nghĩa là để một đầu cuối autonegotiate thành công ở chế độ song công, bên đầu kia cũng phải được chỉnh tương tự. Nếu không, một bên không thể nào biết được thông tin song công từ đầu cuối bên kia và không có khả năng xác định nên hoạt động tại chế độ nào.
+ Nếu autonegotiation song công thất bại, một switch port luôn quay về hoạt động ở tinh chỉnh mặc định của nó: Bán song công. Bảng dưới cho biết thứ tự ưu tiên của Autonegotiation cho các mode của Ethernet. Nếu cả 2 thiết bị đều hỗ trợ nhiều hơn 1 công nghệ, thì công nghệ có ưu tiên cao hơn sẽ được sử dụng.
Ưu tiên chọn lựa Autonegotiation
Lê Đức Thịnh – VnPro