LAB 19: Sử dụng Postman tương tác với SD-WAN REST API -

LAB 19: Sử dụng Postman tương tác với SD-WAN REST API -

LAB 19: Sử dụng Postman tương tác với SD-WAN REST API -

LAB 19: Sử dụng Postman tương tác với SD-WAN REST API -

LAB 19: Sử dụng Postman tương tác với SD-WAN REST API -
LAB 19: Sử dụng Postman tương tác với SD-WAN REST API -
(028) 35124257 - 0933 427 079

LAB 19: Sử dụng Postman tương tác với SD-WAN REST API

08-04-2021

LAB 19: Sử dụng Postman tương tác với SD-WAN REST API

Đầu tiên chúng ta sẽ tạo Environment, nhấn vào nút hình bánh răng như hình vẽ.

Nhấn nút Add

Sau đó gõ vào các thông tin như hình, trong đó vmanage có value là địa chỉ của con sandbox SD-WAN của Cisco, port là cổng kết nối, j_username và j_password là thông tin đăng nhập vào Sandbox SD-WAN. Sau khi điền đầy đủ thông tin nhấn nút Add để thêm và lưu lại.

Bây giờ chúng ta sẽ trở về màn hình Request, click chuột vào ô như hình dưới, nó sẽ hiện lên danh sách các Environment đã tạo. Sau đó chọn Environment vừa tạo là Cisco-SD-WAN-Environment.

Nhấn nút New như hình dưới

Chọn Collection để tạo Collection mới, mục đích của việc này là lưu lại và tập trung các Request vào 1 chỗ để dễ quản lý và sử dụng lại

Ô Name gõ vào SD-WAN, sau đó nhấn Create ở dưới

Sau khi tạo xong Collection, nhấn vào Collection vừa tạo thì nó sẽ hiện Collection đang trống, lưu ý dòng chữ màu cam Add Requests, nhấn vào chữ để thêm Requests

1. Post Authentication:

Phần này sẽ giúp chúng ta chắc chắn rằng chỉ những user được cấp phép mới được kết nối đến API

Tạo request mới, gõ vào Authentication và nhấn save

Tiếp theo chúng ta sẽ thực hiện bốn bước như hình dưới là:

Số 1: đổi get thành post

Số 2: nhập URL: https://{{vmanage}}:{{port}}/j_security_check , phần đặt trong 2 dấu ngoặc nhọn để biểu thị đó là biến, biến này sẽ lấy từ Environment mà chúng ta đã khai báo từ phần chuẩn bị

Số 3: Chuyển sang tab Headers

Số 4: Nhập Content-Type và application/x-www-form-urlencoded vào cặp key/value tương ứng

Chuyển sang tab Body kế bên Headers, chọn ô tròn x-www-form-urlencoded, điền các thông tin như j_username, j_password bên phần value thì đặt trong 2 dấu ngoặc nhọn để biểu thị đó là biến, biến này sẽ lấy từ Environment mà chúng ta đã khai báo từ phần chuẩn bị.

Công việc cuối cùng là nhấn nút Send và xem kết quả ở Cookies. Cookies tên JSESSIONID sẽ được sử dụng cho những lời gọi API tiếp theo trong bài lab này. Cookie này có thời hạn và lập tức đại diện cho việc xác thực của tài khoản devnetuser.

2. Get Fabric Devices:

Chúng ta sẽ tạo Request dùng phương thức GET và phần đuôi URL là dataservice/device  để nhận danh sách tất cả các thiết bị hiện đang được kết nối trong SD-WAN fabric.

Tạo request mới, gõ vào Fabric Devices phần name và nhấn Save to SD-WAN

 

Tiếp theo ta sẽ nhập URL: https://{{vmanage}}:{{port}}/dataservice/device

Nhấn nút Send, và kết quả như hình dưới là chúng ta đã thành công lấy danh sách các thiết bị đang được kết nối trong SD-WAN fabric.

Lưu ý: nếu kết quả như hình dưới là do chúng ta chưa khai báo username, password. Do đó ta thực hiện request POST ở trên trước là để lấy cookie, sau khi đã có cookie thì trong thời hạn cookie còn hiệu lực thì ở những request tiếp theo chúng ta không cần phải gửi kèm username, password.

3. Get Device Status:

Chúng ta sẽ tạo Request dùng phương thức GET và phần đuôi URL là dataservice/device  để nhận các thông tin đặc biệt mô tả trạng thái của các thiết bị trong SD-WAN fabric

4. Get Device Counters:

Kế tiếp chúng ta thay phần đuôi URL là device/counters để xem các thiết bị đã khởi động lại bao nhiêu lần và nhấn nút Send.

5. Get Interfaces Statistics:

Cuối cùng chúng ta thay phần đuôi URL là statistics/interface để nhận thống kê các cổng trên tất cả các thiết bị.


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0