Nếu bạn đang quan tâm và muốn trở thành chuyên gia về quản trị mạng máy tính được chứng nhận bởi Cisco thì bước đầu tiên là bạn cần tìm hiểu về lộ trình đạt được chứng chỉ CCNA cũng như đánh giá xem nó mang lại lợi ích như thế nào cho mục tiêu và con đường sự nghiệp mà bạn mong muốn.
CCNA là viết tắt của Cisco Certified Network Associate và là một trong những chứng chỉ hàng đầu của Cisco dành cho các chuyên gia mạng máy tính. Chương trình đào tạo CCNA dạy bạn về các lĩnh vực công nghệ tiên tiến hiện nay như bảo mật, tự động hóa và mạng.
Cisco được thành lập vào năm 1984 là một tập đoàn CNTT quốc tế khổng lồ về cung cấp giải pháp mạng hàng đầu cho các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay. Theo thông tin của Cisco thì 99% doanh nghiệp ngày nay đưa ra quyết định tuyển dụng dựa trên các chứng chỉ CNTT chuyên nghiệp, điều quan trọng là nhân viên phải có bằng chứng xác thực, phù hợp để được tuyển dụng và phát triển cho sự nghiệp CNTT thành công.
Qua nhiều năm, chứng chỉ CCNA đã nâng cao và phát triển để thích ứng với sự thay đổi của công nghệ và nhu cầu thị trường. Vào năm 2020, Cisco đã công bố bản cập nhật cho các chương trình chứng nhận của mình nhằm cải thiện và kết hợp nội dung đào tạo với nhu cầu phát triển của ngành CNTT hiện nay. Sự tăng trưởng này là kết quả của sự gia tăng thương mại điện tử và sự phụ thuộc vào các trung tâm dữ liệu. Hiện tại, chương trình học chứng chỉ CCNA cũng như nhiều các chứng chỉ khác tập trung vào nhiều lĩnh vực như sau:
Mục tiêu học tập của Chứng chỉ CCNA:
Chương trình CCNA sẽ cung cấp các kiến thức một cách đầy đủ, chi tiết và giúp bạn hiểu rõ các nội dung như sau:
- Hiểu các nguyên tắc cơ bản về mạng thông qua các thành phần mạng, ảo hóa, khái niệm chuyển mạch, mô hình OSI, bộ giao thức TCP/IP và mô hình mạng.
- Hiểu về cách thức hoạt động và giao thức Spanning Tree Protocol (STP) và giao thức Rapid Spanning Tree Protocol (RSTP) trên thiết bị chuyển mạch (Switch)
- Cài đặt, cấu hình bộ chuyển mạch (Switch)
- Hiểu được cách thức hoạt động và định tuyến của các bộ định tuyến (router) Cisco và việc triển khai chúng trong môi trường thực tế
- Thiết kế, vận hành hệ thống mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Giải quyết các sự cố mạng và các sự cố thường gặp trong hệ thống mạng sử dụng địa chỉ IPv4, IPv6
- Hiểu về khái niệm cơ bản VLAN, định tuyến liên VLAN và đường trung kế (trunk)
- Hiểu các khái niệm về mạng riên ảo VPN và WAN
- Giới thiệu ảo hóa thông qua thiết bị và kiến trúc mạng
- Hiểu về các tác vụ tự động hoá, các cách lập trình và các phần mềm trợ giúp cho việc vận hành điều khiển hệ thống mạng một cách tự động
Chứng chỉ CCNA có uy tín?
Chứng chỉ CCNA được cấp bởi Cisco là một trong những doanh nghiệp lớn nhất và tốt nhất trong ngành CNTT hiện nay cũng là công ty hàng đầu toàn cầu trong lĩnh vực mạng. Cisco sản xuất một phần đáng kể thiết bị được sử dụng cho hệ thống CNTT ngày nay. Do đó, chứng chỉ CCNA có uy tín, độ tin cậy và được công nhận trên toàn cầu.
Điều kiện để có được chứng chỉ CCNA ?
Cho đến ngày nay, không có yêu cầu bắt buộc nào về kỹ thuật cho kỳ thi Chứng chỉ CCNA. Điều này có nghĩa là bạn không phải vượt qua các bài kiểm tra trước khi đăng ký thi chứng chỉ CCNA. Do đó chứng chỉ này rất có lợi cho các bạn sinh viên mới tốt nghiệp, các chuyên gia CNTT mới đang trên con đường theo đuổi sự nghiệp về quản trị mạng máy tính.
Để đủ điều kiện nhận được chứng chỉ CCNA thì bạn phải vượt qua kỳ thi trắc nghiệm trên máy tính và phải đạt từ 825/1000 điểm trở lên
Tuy không có điều kiện tiên quyết chính thức nào để bạn đăng ký kỳ thi chứng chỉ CCNA, nhưng bạn nên trang bị những kiến thức về hệ thống mạng cơ bản để giúp bạn tăng cơ hội vượt qua kỳ thi chứng chỉ CCNA trong lần thi đầu tiên của bạn cụ thể như sau:
- Kiến thức sử dụng máy tính cơ bản
- Hiểu biết cơ bản và kiến thức làm việc về hệ điều hành
- Kỹ năng sử dụng Internet là nền tảng
- Kiến thức về địa chỉ IP
Bên cạnh đó, bạn có thể tự học hoặc theo học khóa học về chương trình CCNA tại các Trung tâm uy tín trong cả nước.
Đối tượng cần lấy chứng chỉ CCNA
- Network administrators
- Entry-level network engineers
- Help Desk technicians
- Network support technicians
- Network specialists
- Network analysts
- Network support engineers
- System engineers
- Network managers
- Network analysts
- Network designers
- Các bạn muốn lấy chứng chỉ CCNA
- Network fundamentals (mạng căn bản) - switches and routers, UDP/TCP, cabling and IPv4 and IPv6
- Network Access (các phương thức truy cập mạng): - Trunking, VLANs, EtherChannel
- IP Connectivity (các vấn đề về định tuyến, kết nối IP) - OSPFv2, IP routing
- IP services (các dịch vụ mạng) - DHCP, NTP, SNMP, QoS
- Security Fundamentals (bảo mật căn bản) - Port security, wireless security, VPNs
- Automation and Programmability (tự động hóa và lập trình - Puppet, REST APIs, Chef, SDN, JSON
Những lợi ích của Chứng chỉ CCNA
1. Bạn có được các kỹ năng và kiến thức chuyên môn cần thiết để phát triển sự nghiệp của mình với Chứng chỉ CCNA cấp bởi Cisco được công nhận toàn cầu.
2. Bạn đạt được chứng chỉ đáp ứng được tiêu chuẩn trên thị trường toàn cầu về quản trị giải pháp của Cisco cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới.
3. Bạn nắm vững các kiến thức cơ bản về CNTT ở cấp doanh nghiệp, trên các lĩnh vực như mạng, khả năng lập trình, bảo mật và tự động hóa.
4. Tăng cường sự tự tin của bạn bằng cách hiểu các ứng dụng và hoạt động trong thế giới thực của CCNA mà bạn sẽ học được qua khóa đào tạo của mình.
5. Có được sự công nhận toàn cầu thông qua chứng chỉ CCNA của bạn từ các tiền bối, đồng nghiệp và các bên liên quan khác của doanh nghiệp.
6. Tạo cho mình một con đường sự nghiệp phát triển mạnh mẽ trong tương lai với chứng chỉ Cisco được chấp nhận trên toàn cầu.
7. Tham gia cộng đồng toàn cầu gồm các chuyên gia CCNA với hơn 900.000 thành viên.