Lựa chọn giao thức định tuyến trong mạng (phần 1) -

Lựa chọn giao thức định tuyến trong mạng (phần 1) -

Lựa chọn giao thức định tuyến trong mạng (phần 1) -

Lựa chọn giao thức định tuyến trong mạng (phần 1) -

Lựa chọn giao thức định tuyến trong mạng (phần 1) -
Lựa chọn giao thức định tuyến trong mạng (phần 1) -
(028) 35124257 - 0933 427 079

Lựa chọn giao thức định tuyến trong mạng (phần 1)

02-03-2016

1. Các tính năng giao thức định tuyến:

a. Định tuyến động và tĩnh:

Trong khi định tuyến tĩnh thường được cấu hình bằng tay, thì các giao thức định tuyến tạo định tuyến động. Mỗi giao thức có các lợi thế và bất lợi trong một mạng cụ thể.

- Định tuyến tĩnh: Thuật ngữ định tuyến tĩnh có nghĩa sử dụng cấu hình bằng tay hoặc xen các định tuyến tính vào mục đích chuyển tiếp lưu thông. Sử dụng định tuyến tĩnh phù hợp trong các hoàn cảnh dưới đây:

+ Khi không ai muốn có các cập nhật định tuyến động được chuyện tiếp qua các đường liên kết băng thông thấp, như là đường điện thoại.

+ Khi người quản trị cần kiểm soát hết các định tuyến trên Router.

+ Khi việc sao lưu một định tuyến được họạt động cần thiết.

+ Khi nó cần thiết để đến một mạng mà có thể truy cập bằng một đường duy nhất.

Cấu hình và bảo trì các định tuyến tĩnh tốn thời gian. Thực hiện định tuyến tĩnh một cách chính xác yêu cầu am hiểu được toàn bộ mạng.

1

Hình minh họa một kịch bản Stub Network (mạng chỉ có một kết nối đến một Router duy nhất) mà trong đó việc sử dụng đinh tuyến tĩnh. Hình bên phải là một Stub Network với một kết nối và điểm ra nằm trên cổng S0 của Router A, định tuyến tĩnh mặc định được cấu hình vì vậy đường liên kết S0 chuyển tiếp tất cả các lưu lượng hướng tới ở bên ngoài mạng. Trên Router B, cấu hình tĩnh được cài đặt hướng tới mạng Stub Network và sau đó được phân bố lại vào giao thức định tuyến vì thế thông tin có thể đến được Stub Network có sẵn thông qua các phần khác của cấu trúc mạng. Việc sử dụng định tuyến tĩnh trong bối cảnh này, không có lưu lượng từ một giao thức định tuyến động có trên đường liên kết giữa hai Router hoặc trong Stub Network. Ngoài ra, bộ xử lý và bộ nhớ đòi hỏi cả hai Router thấp hơn; trong Stub Netork, một Router bình thường nhất sẽ đủ đáp ứng.

Định tuyến tĩnh phù hợp với tính huống như Stub Network, các kết nối sao, và môi trường kết nối quay số (dialup).

- Định tuyến động: Định tuyến động cho phép mạng điều chỉnh thay đổi trong cấu trúc mạng tự động, mà không cần đến người quản trị. Định tuyến tĩnh không đáp ứng lại thay đổi của mạng, nếu một đường liên kết gặp lỗi, thì định tuyến tĩnh không còn hiệu lực nếu được cấu hình trên đường liên kết đó. Nếu một router mới hoặc liên kết mới được thêm vào, thì thông tin đó cũng phải được cấu hình trên mỗi Router trong mạng. Trong một mạng rất lớn hoặc hay thay đổi, thì những thay đổi này có thể dẫn đến một công việc đáng kể cho người quản trị, các Router cũng phải mất một thời gian dài để nhận thông tin chính xác, trong tình huống như thế, có lẽ tốt hơn để Router nhận thông tin về mạng và các liên kết từ các Router khác sử dụng định tuyến động.

Định tuyến động thực hiện các công việc dưới đây:

+ Tìm kiếm nguồn mà thông tin định tuyến có thể được nhận (thường là Router láng ghiềng).

+ Chọn các đường đi tốt nhất hướng tới các đích đến có thể đến, dựa trên thông được nhận.

+ Duy trì thông tin định tuyến này.

+ Có một cách để xác minh thông tin định tuyến (định kỳ cập nhật hoặc làm tươi thông tin định tuyến).

Khi sử dụng giao thức định tuyến động, người quản trị sẽ cài đặt định tuyến động trên mỗi Router, khi đó các Router sẽ trao đổi thông tin qua lại với nhau về các mạng mà có thể đến và trạng thái của mỗi mạng. Các Router chỉ trao đổi thông tin với Router khác sử dụng cùng giao thức định tuyến.

b. Giao thức định tuyến bên Trong và bên Ngoài:

Một hệ thống tự trị (Autonomous System), cũng được biết đến như một domain, là một tập hợp các Router dưới sự quản lý chung, như mạng nội bộ của công ty hoặc mạng của một nhà cung cấp dịch vụ. Mạng Internet dựa trên khái niệm AS, có hai loại giao thức định tuyến được yêu cầu:

- Interior Gateway Protocols (IGP): là các giao thức định tuyến bên trong AS, ví dụ: RIP (Routing Information Protocol)v1, RIPv2, OSPF (Open Short Path First), IS-IS (Intergrated Intermediate System-to-Intermediate System), EIGRP (Enhanced Interior Gateway Routing).

- Exterior Gateway Protocols (EGP): là các giao thức định tuyến bên ngoài AS (Giữa các AS), BGP (Border Gateway Protocol) là giao thức EGP được sử dụng rộng rãi duy nhất trên Internet.

BGP-4 là phiên bản có thể được chấp nhận trên Internet. Các loại giao thức khác nhau được yêu cầu cho các lý do dưới đây:

+ Kết nối AS bên ngoài đòi hỏi nhiều lựa chọn hơn để lựa chọn các đặc điểm kỹ thuật định tuyến bằng tay, các EGP có thể thực thi các chính sách khác nhau.

+ Tốc độ hội tụ (phân bố thông tin định tuyến) và tìm đường đi tốt nhất đến đích là có tính quyết định các giao thức định tuyến bên trong AS. EGP chậm hội tụ và cấu hình phức tạp, IGP cấu hình dễ và tăng tốc trong việc giải quyết đường đi định tuyết tốt nhất để hội tụ nhanh hơn.

2

Ví dụ về EGP và IGP, có liên kết mạng AS sử dụng IGP để định tuyến bên trong mỗi AS, các AS yêu cầu một số hình thức định tuyến liên liên kết AS để giao tiếp với nhau. Định tuyến tĩnh được sử dụng trong các trường hợp đơn giả; điển hình, sử dụng EGP. BGP là một EGP nổi bật nhất hiện tại đang sử dụng; BGP-4 và các mở rộng của nó là các phiên bản BGP có thể chấp nhận duy nhất trong mạng Internet công cộng. Multihoming là khi một AS có nhiều hơn một kết nối ra Internet (dành dự phòng hoặc để tăng hiệu suất). BGP đặc biệt có ích khi một các Multihoming của AS kết nối ra Internet thông qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ (ISP).

Huỳnh Huy Cường – VnPro


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0