MÔ HÌNH OSI, TCP/IP -

MÔ HÌNH OSI, TCP/IP -

MÔ HÌNH OSI, TCP/IP -

MÔ HÌNH OSI, TCP/IP -

MÔ HÌNH OSI, TCP/IP -
MÔ HÌNH OSI, TCP/IP -
(028) 35124257 - 0933 427 079

MÔ HÌNH OSI, TCP/IP

29-03-2019

MÔ HÌNH OSI, TCP/IP

Như chúng ta đã biết, để các máy tính, các thiết bị sử dụng mạng có thể giao tiếp được với nhau thì người ta cần xây dựng các mô hình truyền thông giữa chúng. Chỉ có 2 loại mô hình truyền thông đó là mô hình truyền thông kiểu cũ và mô hình truyền thông chuẩn hoá.

Đối với mô hình truyền thông kiểu cũ, mô hình này hoạt động dựa trên sự độc quyền, tất cả các thiết bị phần cứng và phần mềm sẽ do 1 hãng nào đó sản xuất duy nhất và chỉ các máy tính hay các thiết bị của cùng 1 hãng đó mới có thể giao tiếp được với nhau, các thiết bị của các hãng khác nhau không bao giờ giao tiếp được, không bao giờ gửi nhận dữ liệu cho nhau được.

Nhưng các máy tính, thiết bị khác hãng lại có nhu cầu giao tiếp với nhau, vì thế mà người ta đưa ra mô hình truyền thông chuẩn hoá. Mô hình này hoạt động dựa trên phương pháp phân lớp, người ta chia các công việc có tính chất tương tự nhau vào chung 1 lớp công việc. Việc chia lớp ra sẽ giảm thiểu được độ phức tạp, do các nhà sản xuất có thế mạnh ở lớp công việc nào sẽ chỉ phải tập trung sản xuất các thiết bị, cho ra sản phầm của lớp công việc đó mà không quá quan tâm đến các lớp công việc không phải thế mạnh của mình. Kế tiếp khi chia ra các lớp người ta cũng đưa ra các quy định, các tiêu chí, các quy chuẩn gọi là các chuẩn cho sản phẩm ở lớp công việc đó, mọi nhà sản xuất khi làm việc ở lớp công việc nào bắt buộc phải tuân theo các chuẩn trong lớp công việc đó, điều này giúp chuẩn hoá về mặt giao diện cho các sản phẩm. Khi đã tuân theo các chuẩn sẽ đảm bảo được tính tương thích về mặt công nghệ và các máy của các hãng khác nhau có thể giao tiếp được với nhau.

Mô hình chuẩn hoá nổi tiếng đó là mô hình OSI phân chia các công việc ra làm 7 lớp theo thứ tự sẽ là Physical; Data Link; Network; Transport; Session; Presentation và Application.

 

Hình: Mô hình OSI

Lớp Physical: lớp này cung cấp đường truyền vật lý và truyền các bit nhị phân trên đường truyền vật lý này. Ở đây, tất cả những gì nhìn thấy được, cảm nhận được, cằm nắm được sẽ thuộc về lớp vật lý. Ví dụ như  PC, Card mạng, dây cáp…

Lớp Data Link: giúp dữ liệu ở lớp bên trên có thể truy cập vào đường truyền vật lý bên dưới, tuỳ thuộc vào đường truyền vật lý là gì mà sẽ có cách đóng gói dữ liệu khác nhau cho phù hợp với đường truyền vật lý đó. Ngoài ra lớp này còn cung cấp 1 cơ chế kiểm tra lỗi. Ví dụ như khi đi đường bộ sẽ dùng xe đạp, xe ô tô, khi đi đường hàng không thì dùng máy bay, trực thăng, đi đường thuỷ thì dùng tàu thuỷ…

Lớp Network: khi có nhiều đường truyền vật lý thì lớp Network sẽ phụ trách phân phối dữ liệu trên các đường truyền vật lý này. Lớp này sẽ cung cấp một cơ chế đánh địa chỉ để thực hiện việc định tuyến – tức là định vị để tìm ra tuyến đường tối ưu nhất để thực hiện phân phối dữ liệu. Ví dụ, từ Ngã Tư Thủ Đức đến VnPro địa chỉ 149/1D Ung Văn Khiêm sẽ có nhiều đường đi, có thể đi bằng đường thuỷ hoặc đường bộ, nếu chọn đường bộ thì cũng có nhiều tuyến đường để đến VnPro. Chúng ta sẽ chọn tuyến đường nào tối ưu nhất, có thể tuyến đường ngắn nhất, tuyến đường ít đèn đỏ nhất, hoặc tuyến đường ít kẹt xe nhất…

Lớp Transport: Các lớp 1, 2, 3 phải chịu trách nhiệm để dữ liệu ở 2 máy có thể đi đến đích thì lớp thứ 4 sẽ phải kiểm soát hoạt động truyền dữ liệu giữa 2 máy. Nói cách khác lớp 4 quản lý và thực hiện các tác vụ truyền dữ liệu từ đầu cuối đến đầu cuối đảm bảo hoạt động này diễn ra hiệu quả nhất. Ví dụ 2 người ở Việt Nam và Mỹ đang chat với nhau, đối với lớp Transport sẽ không quan tâm 2 máy này đang đấu nối như thế nào, dùng đường truyền vật lý gì, dẫn dây cáp đấu nối đi đâu, vì mọi chuyện đã do 3 lớp 1, 2, 3 lo rồi, lớp Transport chỉ quan tâm 2 máy này có thể gửi và nhận dữ liệu cho nhau hay không, nếu được thì họ đang gửi loại dữ liệu gì, file hình ảnh, hay là đoạn ký tự, hay là file âm thanh và tuỳ thuộc vào loại dữ liệu gì mà lớp Transport sẽ có cách để truyền dữ liệu đó một cách tối ưu nhất.

Lớp Session: Lớp này chịu trách nhiệm trong việc thiết lập, duy trì và giải phóng các session trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng trên hai máy. Ví dụ khi sử dụng trình duyệt web ta thường mở nhiều tab để vừa nghe nhạc, vừa xem tin tức, thì mỗi tab duyệt web sẽ là 1 session, lớp session sẽ đảm bảo dữ liệu âm thanh của tab nghe nhạc trả về đúng để ta nghe được âm thanh còn dữ liệu chữ, hình ảnh của tab tin tức sẽ trả về tab tin tức để ta đọc.

Lớp Presentation: đảm bảo dữ liệu có thể đọc được ở phía đầu nhận. Khi các ứng dụng sử dụng các định dạng dữ liệu khác nhau, lớp Presentation phải thông dịch để các ứng dụng có thể hiểu được và trả lại cho người dùng đọc được và hiểu được. Ví dụ khi ta duyệt Web, dữ liệu trả về cho ta đều là phần code web, chúng ta có thể đọc được nhưng không thể hiểu, lớp Presentation sẽ đứng ra trình bày phần code web đó thành file văn bản hoặc âm thanh cho chúng ta có thể hiểu được.

Lớp Application: Cung cấp các dịch vụ mạng và giao diện tương tác trực tiếp đến người dùng. Ví dụ khi nói đến ứng dụng duyệt web ta thường nghĩ ngay đến Chrome hay Firefox, nhưng đó chỉ là các phần mềm cung cấp các giao diện, các ứng dụng duyệt web thực sự sẽ là HTTP và HTTPS, HTTP và HTTPS này sẽ được nhúng vào trong phần mềm Chrome, Firefox cung cấp cho ta các giao diện để thao tác duyệt web trên đó.

Đó là 7 lớp của mô hình OSI, vậy mô hình này hoạt động như thế nào, nguyên lý hoạt động của nó ra sao. Các bạn hãy đón xem phần sau cùng VnPro nhé!!!

To be continue 

 

 


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0