PHƯƠNG PHÁP HỌC CCNA COLLABORATION -

PHƯƠNG PHÁP HỌC CCNA COLLABORATION -

PHƯƠNG PHÁP HỌC CCNA COLLABORATION -

PHƯƠNG PHÁP HỌC CCNA COLLABORATION -

PHƯƠNG PHÁP HỌC CCNA COLLABORATION -
PHƯƠNG PHÁP HỌC CCNA COLLABORATION -
(028) 35124257 - 0933 427 079

PHƯƠNG PHÁP HỌC CCNA COLLABORATION

29-07-2019

PHƯƠNG PHÁP HỌC CCNA COLLABORATION

TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHÁP COLLABORATION

Collaboration có thể được mô tả là sự cộng tác/phối hợp/kết hợp làm việc trong doanh nghiệp hoặc trong học tập và đào tạo.

Với sự phát triển của thị trường, sự tương tác không còn giới hạn trong một nhóm nữa, hay gò bó tại một bàn làm việc nữa, môi trường làm việc trong một doanh nghiệp đã dần dần thay đổi. Công việc giờ đây ngày càng phức tạp đòi hỏi sự tương tác (Collaboration) nhiều hơn, nhanh chóng và linh hoạt giữa các nhân viên với những kiến thức chuyên môn riêng của mình, cũng như đòi hỏi sự tham gia của nhiều nhân viên thuộc nhiều phòng ban khác nhau, hoặc đối với các công ty đa vùng, đa quốc gia thì thành viên của một nhóm dự án có thể ở bất kỳ đâu.

Để nâng cao vị thế cạnh tranh, việc tận dụng, kết nối nguồn lực nhân sự từ bất kỳ đâu một cách hiệu quả sẽ quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp.

Mọi người cộng tác với nhau theo những cách thức khác nhau. Và họ sử dụng nhiều công cụ cộng tác: điện thoại IP để gọi thoại, hội họp từ xa qua video và web, thư thoại, di động, chia sẻ màn hình/tài liệu/ứng dụng, nhắn tin nhanh, hiện diện, v.v.

Các giải pháp Collaboration giúp tích hợp những công cụ này, với trải nghiệm người dùng liền mạch giúp mọi người cộng tác với nhau hiệu quả hơn. Mọi nơi, trên mọi thiết bị Những giải pháp này mang đến khả năng giao tiếp trong thời gian thực từ hệ thống điện thoại của bạn và các giải pháp hội họp từ xa cùng với nhắn tin, trò chuyện và tích hợp với các ứng dụng kinh doanh của công ty.

Qua đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ Collaboration vào thực tế.

TỔNG QUAN VỀ CHỨNG CHỈ

Chứng chỉ CCNA Collaboration là chứng chỉ ở mức độ bắt đầu và cơ bản cho chuyên ngành này (Collaboration) của hãng Cisco. Việc hoàn thành chứng chỉ này sẽ cung cấp cho người kỹ sư mạng đạt được những kỹ năng để triển khai và quản trị một hạ tầng truyền thông hợp nhất Data-Voice-Video/Collaboration trong doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB). Ngoài ra, có khả năng hỗ trợ các kỹ sư hệ thống cao cấp về Collaboration (Senior Collaboration Engineer) trong môi trường doanh nghiệp lớn.

Đạt chứng chỉ này học viên có thể đảm nhiệm các vị trí sau trong tổ chức:

  • Network Video Operators and Administrators
  • Voice/UC/Collaboration/Communications Engineer
  • Collaboration Tools Engineer
  • Collaboration Sales/Systems Engineer
  • IP Telephony “VoIP” Engineers
  • IP Network Engineers

Chứng chỉ CCNA Collaboration gồm 02 module chính là:

  • Implementing Cisco Collaboration Devices (210-060 CICD): Nội dung tương đương với CCNA Voice cũ:
    • Cung cấp tổng quan về quản trị và tùy chọn giao diện người dùng cuối (end-user) trong các ứng dụng Collaboration gồm: Cisco Unified Communications Manager, Cisco Unified Communications Manager Express, Cisco Unity Connection, và Cisco Unified Communications Manager IM and Presence
    • Quản trị người dùng trong Cisco Unity Connection và Cisco Unified Communications Manager IM and Presence. Bật các tính năng phổ dụng của cả 02 ứng dụng này.
  • Implementing Cisco Video Network Devices (210-065 CIVND):
    • Triển khai các thiết bị đầu cuối (endpoints) Video Collaboration
    • Triển khai hội nghị đa điểm trên các thiết bị đầu cuối Video Collaboration
    • Triển khai thiết bị đa phương tiện chuyên dụng (Digital Media Player) của Cisco Collaboration

Nội dung thi gồm các đề tài chính như sau:

  • Implementing Cisco Collaboration Devices (210-060 CICD):

1.0 Describe the Characteristics of a Cisco Unified Communications Solution

15%

2.0 Provision End Users and Associated Devices

24%

3.0 Configure Voice Messaging and Presence

27%

4.0 Maintain Cisco Unified Communications System

10%

5.0 Provide End User Support

24%

  • Implementing Cisco Video Network Devices (210-065 CIVND):

1.0 Video Concepts

21%

2.0 Endpoint Configuration

32%

3.0 Troubleshooting and Support

31%

4.0 Conferencing Concepts

10%

Chứng chỉ CCNA Collaboration có giá trị trong ba năm

YÊU CẦU CẦN CÓ ĐỂ BẮT ĐẦU HỌC CCNA COLLABORATION

Không có yêu cầu bắt buộc về chứng chỉ quốc tế phải có trước khi học CCNA Collaboration. Tuy nhiên, Cisco khuyến nghị người học nên có hoặc đã tham gia CCENT, CCNA R&S hoặc một chứng chỉ CCIE ở chuyên ngành khác như R&S. Hay tối thiểu cần kiến thức cơ bản về mạng, biết cách cấu hình cơ bản cho router và switch.

NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỌC VÀ THI

  • Implementing Cisco Collaboration Devices (210-060 CICD):
1.0 Describe the Characteristics of a Cisco Unified Communications Solution

1.1 Describe the Cisco Unified Communications components and their functions

1.2 Describe call signaling and media flows

1.3 Describe quality implications of a VoIP network

 

2.0 Provision End Users and Associated Devices

2.1 Describe user creation options for Cisco Unified Communications Manager and Cisco Unified Communications Manager Express

2.2 Create or modify user accounts for Cisco Unified Communications Manager

2.3 Create or modify user accounts for Cisco Unified Communications Manager Express using the GUI

2.4 Create or modify endpoints for Cisco Unified Communications Manager

2.5 Create or modify endpoints for Cisco Unified Communications Manager Express using the GUI

2.6 Describe how calling privileges function and how calling privileges impact system features

2.7 Create or modify directory numbers

2.8 Enable user features and related calling privileges for extension mobility, call coverage, intercom, native presence, and unified mobility remote  destination configuration

2.9 Enable end users for Cisco Unified IM and Presence

2.10 Verify user features are operational

 

3.0 Configure Voice Messaging and Presence

3.1 Describe user creation options for voice messaging

3.2 Create or modify user accounts for Cisco Unity Connection

3.3 Describe Cisco Unified IM and Presence

3.4 Configure Cisco Unified IM and Presence

 

4.0 Maintain Cisco Unified Communications System

4.1 Generate CDR and CMR reports

4.2 Generate capacity reports

4.3 Generate usage reports

4.4 Generate RTMT reports to monitor system activities

4.5 Monitor voicemail usage

4.6 Remove unassigned directory numbers

4.7 Perform manual system backup

 

5.0 Provide End User Support

5.1 Verify PSTN connectivity

5.2 Define fault domains using information gathered from end user

5.3 Troubleshoot endpoint issues

5.4 Identify voicemail issues and resolve issues related to user mailboxes

5.5 Describe causes and symptoms of call quality issues

5.6 Reset single devices

5.7 Describe how to use phone applications
  • Implementing Cisco Video Network Devices (210-065 CIVND):
1.0 Video Concepts

1.1 Describe the functional components of video solutions

  • 1.1.a Provisioning and scheduling Management
  • 1.1.b Video compositing
  • 1.1.c Streaming video
  • 1.1.d Recording and storage
  • 1.1.e Media players
  • 1.1.f Media convergence
  • 1.1.g Media managements
  • 1.1.h Video convergence

 

2.0 Endpoint Configuration

2.1 Describe video product models

  • 2.1.a Mobile devices
  • 2.1.b Desktop systems
  • 2.1.c Multi-purpose systems
  • 2.1.d Surveillance cameras and encoders
  • 2.1.e Immersive systems
  • 2.1.f Peripherals and add-ons
  • 2.1.g Cabling connections
  • 2.1.h Digital media players

2.2 Describe environment recommendations

  • 2.2.a Room lighting recommendations
  • 2.2.b Room acoustics recommendations
  • 2.2.c Room power recommendations
  • 2.2.d Room HVAC recommendations
  • 2.2.e Room materials (windows, floor material, wall material, etc.)
  • 2.2.f Room size and background wall
  • 2.2.g Viewing distance
  • 2.2.h Physical security recommendations

2.3 Implement desktop endpoints and surveillance cameras

  • 2.3.a Network settings
  • 2.3.b GUI interface and CLI
  • 2.3.c Control plane
  • 2.3.d Cables
  • 2.3.e Test call
  • 2.3.f User acceptance test
  • 2.3.g Microphone calibration
  • 2.3.h Camera calibration
  • 2.3.i Media playback on PCs

2.4 Describe features and functions

  • 2.4.a Auto collaboration
  • 2.4.b MCU capabilities versus TelePresence Server
  • 2.4.c Audio add in
  • 2.4.d PIP
  • 2.4.e FECC
  • 2.4.f Resolution setting
  • 2.4.g Multi way vs multi-site

 

3.0 Troubleshooting and Support

3.1 Describe troubleshooting methodologies

3.2 Identify endpoint issues

  • 3.2.a Cabling
  • 3.2.b Peripherals
  • 3.2.c Network connectivity
  • 3.2.d Registration
  • 3.2.e Call setup
  • 3.2.f Media quality
  • 3.2.g Mid call feature issues

3.3 Collecting system information

  • 3.3.a Logs
  • 3.3.b Status

3.4 Manage configuration

  • 3.4.a Backups
  • 3.4.b Restore
  • 3.4.c Reset to defaults
  • 3.4.d Password recovery

3.5 Implement key CLI commands

3.6 Monitor events and alerts

 

4.0 Conferencing Concepts

4.1 Describe multi-point control units

4.2 Describe conferencing features

  • 4.2.a Switching and layout options
  • 4.2.b Cascading
  • 4.2.c Conferencing add-ons
4.3 Describe scheduling vs adhoc vs on demand features

PHƯƠNG PHÁP HỌC

Bước 1: Đọc hiểu lý thuyết, nguyên lý hoạt động về công nghệ, giao thức.

Học viên cần đọc và hiểu rõ nguyên lý hoạt động của từng giao thức trong công nghệ hoặc trong các tính năng, nắm rõ thành phần của công nghệ/tính năng thuộc lớp mấy (layer) trong mô hình OSI/TCP-IP.

Ví dụ:

  • Để cấp nguồn điện cho IP Phone hoạt động có những cách nào và phương thức thực hiện ra sao?:
    • Sử dụng nguồn điện cấp qua mạng từ Switch (PoE): nguyên lý trao đổi thông tin giữa IP Phone và Switch như thế nào để IP Phone nhận đúng công suất nguồn? Hoạt động này thuộc layer 1 liên quan tới cáp, điện và cổng kết nối: cần đảm bảo đôi dây 7&8 hoạt động đúng.
    • Sử dụng nguồn điện cấp bằng Adaptor: cần xem thông số yêu cầu về watt và ampe để chọn Adaptor cho phù hợp. Kết nối mạng layer 1 cần đảm bảo đôi dây 1&2+3&6 hoạt động đúng (đôi dây 7&8 không quan trọng trong trường hợp này)
  • Để định tuyến được cuộc gọi thoại ta cần những gì?
    • Theo nguyên lý để cuộc gọi thoại định tuyến thành công cần phụ thuộc vào định tuyến của hạ tầng mạng đồng thời source và destination phải đồng nhất trên cả đường đi và về.
    • Định tuyến hạ tầng mạng thuộc layer 3, cần đảm bảo layer 1 và 2 được cấu hình và hoạt động đúng yêu cầu.

Nguồn tài nguyên thông tin mà người học có thể dùng là đọc sách, xem video.

Yêu cầu là người kỹ sư có khả năng mô tả, giải thích, phân loại hoặc so sánh các công nghệ được đề cập trong chương trình học.

Bước 2: Thực hành cơ bản

Thực hành sẽ giúp người học hiểu rõ hơn về hoạt động bên trong của từng giao thức, từng công nghệ, từng tính năng. Ở cấp độ CCNA (associate), bạn không yêu cầu phải biết hiện thực hoặc triển khai cấu hình tất cả các công nghệ được đề cập trong chương trình.

Đối với môn học “Implementing Cisco Collaboration Devices (210-060 CICD)”, để thực hành được các bạn cần có tối thiểu các thiết bị sau:

  • IP Phone: tối thiểu 03 (hoặc sử dụng Softphone là Cisco IP Communicator/Cisco Jabber). Softphone của bên thứ 3 như Zoiper/3CX có thể sử dụng được nhưng sẽ hạn chế nhiều tính năng.
  • Cisco Router dùng làm CUCME/CUCUE có cấu hình phần cứng gồm: DSP, giao diện E1/FXO, CUE module.
  • Cisco Router dùng giả lập PSTN: DSP, giao diện E1/FXO.
  • Server ảo hóa VMWare ESXi để cài đặt máy chủ ứng dụng ảo hóa: CUCM, CUC, IM&P.

Note:

  • IP Phone, CUCME có thể sử dụng và cấu hình hầu hết tính năng trong chương trình học bằng phần mềm Cisco Packet Tracer nên bạn có thể sử dụng phần mềm này khi cần (không hỗ trợ CUCM, CUC, IM&P).
  • Đối với CUCM bạn có thể cài đặt VMWare Workstation trên Laptop để cài ứng dụng này thay vì phải có server để cài VMWare ESXi.

Bước 3: Đào sâu nghiên cứu

Tìm kiếm tài liệu liên quan tới thiết kế và tích hợp hệ thống để nắm rõ hơn các thành phần liên quan như Firewall, Active Directory, DNS, DHCP…

Thực hành thêm những chức năng mở rộng trong lĩnh vực công nghệ đó.

Xem thêm những video có liên quan đến công nghệ Collaboration và ứng dụng cho người dùng cuối.

Tham khảo và tham gia cộng đồng Collaboration để cập nhật nội dung, kiến thức theo link:

https://learningnetwork.cisco.com/groups/ccna-collaboration-study-group

http://vnpro.org

Tài nguyên học tập

  • CCNA Collaboration Official Cert Guide Library (Exams CICD 210-060 and CIVND 210-065)
  • CCNA Collaboration CICD 210-060 Official Cert Guide Premium Edition and Practice Test
  • CCNA Collaboration CIVND 210-065 Official Cert Guide Premium Edition and Practice Test
  • CCNA Security 210-260 Official Cert Guide
  • CCNA VoIP LabPro
  • http://virl.cisco.com
  • Kênh youtube của Kevin Wallace Training

Trung Tâm Tin Học VnPro!!!


Thông tin khác

FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0