Python cơ bản cho người kỹ sư mạng (phần 1) -

Python cơ bản cho người kỹ sư mạng (phần 1) -

Python cơ bản cho người kỹ sư mạng (phần 1) -

Python cơ bản cho người kỹ sư mạng (phần 1) -

Python cơ bản cho người kỹ sư mạng (phần 1) -
Python cơ bản cho người kỹ sư mạng (phần 1) -
(028) 35124257 - 0933 427 079

Python cơ bản cho người kỹ sư mạng (phần 1)

03-09-2020

Python là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay. Theo bảng xếp hạng spectrum.ieee.org python đang giữ số điểm 100 tròn trĩnh. Bạn có thể gặp python trong rất nhiều lĩnh vực như:

+ Phát triển web
+ Ứng dụng liên quan đến network
+ Trí tuệ nhân tạo
+ ...

Bạn có thể tham khảo thêm ứng dụng của python tại đây. (https://www.python.org/about/apps/)

Trên đây là sơ lược về ngôn ngữ Python. Tiếp theo mình sẽ đi tiếp vào trọng tâm bài viết, tìm hiểu về ngôn ngữ python.

Trong series này chúng ta sẽ tìm hiểu qua những phần sau đây của ngôn ngữ python:

+ Python basic
+ List, tuple, dict, set , function, class, làm việc với file, json
+ Xử lý các exception, decorator, pip, virtualenv

Let's go! Coding time.

I. Python basic

Các bạn mở python shell lên nha (nhớ đã cài python vào máy rồi nhé)
+ Đối với hệ điều hành Windows: các bạn tìm và chạy chương trình IDLE
+ Còn đối với linux các bạn chỉ cần mở terminal và gõ python3 thôi.

a. Common data type
Tại python shell các bạn hãy nhập 2 + 2 xem kết quả nhé

 

 

 

Các bạn thử một phép toán khó hơn ví dụ như 1 + (22 +30) * 2 – 200 + 600. Và kết quả sẽ là

 

 

 

 

Thêm một ví dụ nữa: 3.3 + 6.3 – 2.1

 

 

 

Chẳng lẻ python chỉ dùng để cộng trừ nhân chia vậy sao. Không đâu nhé, bạn thử gõ tên “VnPro” vào python shell thử xem nhé.

 

 

 

(Các bạn chú ý chữ “VnPro” phải đặt trong dấu nháy kép (“) hoặc nháy đơn (‘) nhé. Và tất cả kí tự đặt trong dấu nháy kép hoặc nháy đơn được gọi là chuỗi VD: “abc123” cũng là một chuỗi nhé)
Bạn thể những thử phép toán (+, -, *, /) với chuỗi “VnPro”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Wow, vậy là chuỗi có thể dùng phép toán +, *. Còn những dòng chữ đỏ các bạn sẽ biết trong những bài viết sau, trong khuôn khổ bàn viết bạn có thể hiểu đơn giản là đó chính là LỖI mà python báo cho chúng ta biết.

(Trích từ automatetheboringstuff.com)
Bảng trên đây là những phép tính mà ngôn ngữ python hỗ trợ.
Đến đây là bạn đã biết được 3 data type (kiểu dữ liệu) trong python rồi nhé. Các bạn xem chi tiết ở bảng dưới đây

(Trích từ automatetheboringstuff.com)

b. Biến
Như ở trên ta thấy chúng ta có thể cộng 2 string lại với nhau đúng không nào nhưng nếu một string quá dài kiểu như này: “abfjri298fncn4938jcjm293jfjajlwli29fjslslj393jfsk ljlk292jfkls39”
Bài toán đặt ra nếu bây giờ ta muốn cộng chuỗi trên với chính nó các bạn sẽ làm cách nào (không dùng copy/paste nhé). Chắc sẽ có nhiều cách (gõ lại 2 lần chẳng hạn ... cũng hơi mệt) nhưng ở đây mình xin giới thiệu các bạn một cách đó là mình sẽ gán chuỗi trên với một biến bằng cách:

 

 

Ở trên chữ (ten_dai) chính là tên biến và dấu (=) chính là phép gán còn chuỗi “abfjri298fncn4938jcjm293jfjajlwli29fjslslj393jfsk ljlk292jfkls39” chính là chuỗi được gán vào biến ten_dai.


Tiếp theo các bạn thử cộng 2 biến ten_dai lại với nhau xem nhé

 

 

 

Thay vì mình phải gõ chuỗi trên 2 lần để cộng thì bây giờ mình chỉ cần gán vào một biến là call (gọi) biến như gọi chuỗi. Không phải chỉ có cộng 2 chuỗi đâu nhé bạn thử làm phép khó hơn với biến xem sao:



 

 

Chúng ta đã tiết kiệm rất nhiều thời gian với biến đúng không.
Dưới đây là quy tắc đặt tên biến trong python:

(Trích từ automatetheboringstuff.com)

Cột bên trái là những tên biến hợp lệ, và bên phải là những tên biến không hợp lệ.

Và đặt biệt trong PEP8 (Style Guide for Python Code) thì tên biến sẽ viết thường và những chữ sẽ cách nhau bởi dấu (_) gạch dưới ví dụ như: so_trung_ga, ten_truong_hoc …
Và số cũng có thể lưu trữ trong biến:

 

 

 

c. Chương trình đầu tiên

Trên đây chỉ là cách mà bạn tương tác shell để đưa ra kết quả ngay lập tức, nhưng nếu bạn muốn lưu lại để có thể chạy sau này thì các bạn phải lưu thành file. Và đuôi (.py) chính là những file python.

Ở hệ điều hành window (linux cũng tương tự nhé) các bạn tìm và mở chương trình nodepad, nhập vào như bên dưới:
--------------------------------------------------------------
# This is my first program (1)

greeting = "Hello world!" (2)
print(greeting) (3)
---------------------------------------------------------------
(1) Được gọi là comment bắt đầu bằng dấu (#), đó là những chú thích cho chương trình của các bạn, khi chạy chương trình các bạn sẽ không thấy dòng này được in ra màn hình.

(2) Biến greeting lưu trữ chuỗi “Hello world!”

(3) Khi bạn làm việc với python shell thì kết quả sẽ được hiện thị ngay khi bạn enter, nhưng khi bạn đã lưu thành file python, để thấy những kết quả hiện thị trên màn hình bạn dùng hàm print(du lieu can dua ra man hinh)

Bước tiếp theo bạn hãy save file notepad trên lại với tên: first_program.py và chạy thôi. Để chạy file trên các bạn tìm và chạy prompt, tiếp theo bạn gõ câu lệnh như dưới

 

 

Các bạn thấy chuỗi “Hello world!” đã được in ra màn hình.

Bây giờ chúng ta thử nâng cấp chương trình của chúng ta bằng cách cho user nhập vào tên và sẽ in ra màn hình dòng chữ “Chao mung ‘tên user nhập vào’ den voi VnPro”
Chúng ta mở 1 file notepad khác và nhập như sau:
-----------------------------------------------------------------------
# VnPro (1)

name = input("Moi ban go ten: ") (2) ​
print("Chao mung " + name + " den voi VnPro.") (3)
----------------------------------------------------------------------
(1) Python comment

(2)Chúng ta sử dụng một hàm mới ở đây – hàm input(thong bao thong tin can nhap du lieu) . Hàm input cho phép user tương tác với terminal, kết quả chuỗi khi user nhập từ bàn phím sẽ được gán vào biến (name)

(3) In ra kết quả, ở đây chúng ta sử dụng phép (+) để cộng các chuỗi lại với nhau

Lưu lại với tên second_program.py và chạy chương trình

 

 

 

 

Kết thúc phần python basic.​

Xuân Trường - Phòng kỹ thuật VnPro

 


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0