Cách mà đường hầm TE được thực thi dựa vào một sốt nhân tố sau:
• Lựa chọn thiết lập đường đi
• Độ ưu tiên setup và holding
• Cờ thuộc tính và bit quan hệ
• Tối ưu hóa
1. Lựa chọn thiết lập đường đi:
Đường hầm TE có thể được thiết lập bằng 2 cách: rõ hoặc động..
• Định tuyến rõ: cần phải chỉ ra từng router mà đường hầm TE sẽ đi qua từ router đầu nhánh cho đến router cuối nhánh bằng cách chỉ ra TE router ID hoặc địa chỉ IP kết nối của các router giữa.
• Định tuyến động: router đầu nhánh sẽ tự động đường đi tốt nhất để đến router cuối nhánh bằng cách nhìn vào bảng dữ liệu MPLS TE học từ OSPF hay IS-IS. Tiến trình IOS Cisco chịu trách nhiệm tính toán cho đường hầm TE LSP được gọi là PCALC. Trong cách này chỉ cần cấu hình đích đến của đường hầm TE (router cuối nhánh).
• Có thể có nhiều hơn một đường rõ và đường động được cấu hình miễn là chúng có độ ưu tiên khác nhau. Độ ưu tiên được đánh số từ 1 tới 1000, và lựa chọn dựa trên độ ưu thấp hơn. Nếu một đường lỗi sẽ có một đường với độ ưu tiên kế lên thay, còn nếu tất cả đường đều lỗi thì đường hầm TE lỗi và cổng đường hầm của router đầu nhanh có trạng thái down.
• Sự loại trừ địa chỉ IP hiện: thay vì thêm vào một địa chỉ IP trong đường định tuyến rõ thì có thể loại trừ một địa chỉ IP khỏi đường đi. Có nghĩa là trong cả định tuyến rõ và định tuyến động, sẽ không có đường hầm TE nào đi qua router có địa chỉ IP chỉ định hoặc có MPLS TE router ID chỉ định.
2. Độ ưu tiên:
Các MPLS TE có thể có sự quan trọng khác nhau. Ví dụ, xem như đường hầm có độ dài lớn hơn (qua nhiều router hơn) quan trong hơn đường hầm ngắn hơn. Ngoài ra bạn có thể nhận thấy đường hầm MPLS TE với băng thông lớn hơn quan trọng hơn đường hầm có băng thông nhỏ. Tuy nhiên đường quan trọng hơn có thể được báo hiệu trễ hơn do cấu hình sau dẫn đến đường hầm TE không được tối ưu.
Đường hầm TE sử dụng độ ưu tiên để tránh tình huống đó và đảm bảo những đường hầm TE quan trọng có thể đi những được đường tối ưu bằng cách chiếm quyền sử dụng của những đường hầm TE kém quan trọng hơn. Mỗi đường hầm TE có thể được cấu hình 2 độ ưu tiên cho setup và holding. Cả độ ưu tiên setup và độ ưu tiên holding để chỉ ra giá trị mà đường hầm TE có thể chiếm quyền đường hầm khác. Một đường hầm có độ ưu tiên setup thấp hơn độ ưu tiên holding của đường hầm khác thì nó sẽ chiếm quyền đường hầm đó.
Những đường hầm TE quan trọng có độ ưu tiên setup thấp (để có thể chiếm quyền) và độ ưu tiên holding thấp (để không bị chiếm quyền). Độ ưu tiên có thể cấu hình với giá trị từ 0 đến 7 với số 0 là ưu tiên cao nhất. Trong IOS Cisco, độ ưu tiên setup không thể thấp hơn độ ưu tiên holding.
3. Tối ưu hóa:
Một đường hầm TE có thể sẽ kết thúc nếu nó không phải là đường tối ưu, điều này có thể xảy ra khi một kết nối down sau đó up trở lại thì không đủ băng thông không dành trước do đã được sử dụng bởi một đường hầm TE khác. Tối ưu hóa sẽ tính toán đường tối ưu cho trường hợp này. Tối ưu hóa có 3 khái niệm: chu kì tối ưu hóa, tối ưu hóa khi có sự kiện và tối ưu hóa bằng tay.
• Chu kỳ tối ưu hóa: mặc định là 1 giờ trong IOS Cisco và có thể thay đổi giá trị từ 0 đến 604.800, khi giá trị là 0 nghĩa là chu kì kiểm tra tối ưu hóa được tắt.
• Tối ưu hóa khi có sự kiện: mặc định IOS Cisco không tự động tối ưu hóa khi một kết nối trong mạng up trở lại, vì vậy để tự động tối ưu hóa cần phải cấu hình: “mpls traffic-eng reoptimize events link-up”
• Tối ưu hóa bằng tay: có thể ngay lập tức kiểm tra tối ưu hóa tất cả đường hầm TE bằng câu lệnh: “mpls traffic-eng reoptimize” hoặc chỉ định rõ đường hầm TE “mpls traffic-eng reoptimize tunnel-number”
* Cân bằng tải trong MPLS TE:
Khi các đường TE có cùng cost, lưu lượng có thể được cân bằng tải. Thậm chí có thể cân bằng tải giữa đường IP và đường hầm TE với nhau nếu chúng có cùng cost nhưng trường hợp này có nhiều hạn chế. Hơn nữa đường hầm TE có thể cân bằng tải cho 2 đường không cùng cost.
Lê Sơn Hà – VnPro