Tính toán đường ràng buộc trong MPLS-TE (tiếp theo) -

Tính toán đường ràng buộc trong MPLS-TE (tiếp theo) -

Tính toán đường ràng buộc trong MPLS-TE (tiếp theo) -

Tính toán đường ràng buộc trong MPLS-TE (tiếp theo) -

Tính toán đường ràng buộc trong MPLS-TE (tiếp theo) -
Tính toán đường ràng buộc trong MPLS-TE (tiếp theo) -
(028) 35124257 - 0933 427 079

Tính toán đường ràng buộc trong MPLS-TE (tiếp theo)

30-06-2015

4. Tái tối ưu hóa (Re-optimization)

Các đặc trưng và trạng thái mạng biến động theo thời gian. Ví dụ, các tài nguyên mới trở nên khả dụng, các tài nguyên bị lỗi được tái kích hoạt, các tài nguyên đã cấp phát được thu hồi lại. Do vậy, các đường của trung kế lưu lượng đã thiết lập tối ưu trước đó có thể không còn tối ưu nữa.

Để duy trì mạng luôn luôn ở trạng thái tối ưu nhất, các trung kế lưu lượng phải được tái tối ưu hóa (re-optimization). Tái tối ưu hóa được thực hiện theo chu kỳ.

Sau những khoảng thời gian nhất định, MPLS-TE thực hiện kiểm tra đường tối ưu nhất cho các đường hầm LSP. Nếu xuất hiện đường cho LSP tốt hơn đường hiện dùng thì:

• Trước tiên, router đầu nguồn cố gắng báo hiệu thiết lập LSP mới tốt hơn.

• Nếu thành công, thay thế đường LSP cũ bằng đường LSP mới tốt hơn. Tái tối ưu hóa phải không được gây ra sai hỏng dịch vụ. Để thực hiện điều này, đường LSP hiện có phải được duy trì cho đến khi LSP mới được thiết lập xong và chuyển trung kế lưu lượng từ đường cũ sang đường mới. Sau đó, đường LSP cũ mới được giải tỏa. Khái niệm này gọi là “make before break”

5. Bảo vệ và khôi phục đường

Các cơ chế bảo vệ và khôi phục đường trong MPLS cung cấp một dịch vụ tin cậy cho việc chuyển tải lưu lượng trong mạng MPLS và tái định tuyến lưu lượng qua một đường chuyển mạch nhãn LSP. Trong phần này, ta có một vài khái niệm sau:

• Đường làm việc: Là đường chuyển tải trung kế lưu lượng trước khi xảy ra lỗi. Đây là đường được bảo vệ bởi cơ chế khôi phục.

• Đường khôi phục: Là đường mà trung kế lưu lượng sẽ được tái định tuyến sau khi xảy ra lỗi, được thiết lập để bảo vệ cho đường làm việc.

• PSL (Path Switch LSR): Là LSR đứng trước vị trí lỗi trên đường làm việc chịu trách nhiệm chuyển mạch hoặc tái tạo lưu lượng sang đường khôi phục.

• PML (Path Merge LSR): Là LSR chịu trách nhiệm nhận lưu lượng trên đường khôi phục, và sẽ: hoặc hợp nhất lưu lượng trở về đường làm việc, hoặc chuyển lưu lượng ra khỏi miền MPLS nếu bản thân nó là đích.

• POR (Point of Repair): POR là một LSR chịu trách nhiệm sửa chữa một LSP, nó có thể là một PSL hoặc PML tùy theo cơ chế khôi phục nào được dùng.

• FIS (Fault Indication Signal): Là bản tin chỉ thị có lỗi xảy ra trên đường, được chuyển tiếp bởi các LSR trung gian cho tới khi nó đến được POR. FIS được phát đi theo chu kỳ bởi các nút cận kề vị trí lỗi.

• FRS (Fault Recovery Signal): Là bản tin chỉ thị một lỗi trên đường làm việc đã sửa chữa xong. FRS được chuyển tiếp cho tới khi nó đến được một LSR đảm nhận việc chuyển trả lại đường nguyên thủy.

Lê Huy - VnPro

(còn nữa)


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0