Bạn phải nhìn thấy hết, làm được hết… |
“Các nhà kinh doanh hàng đầu cho rằng năm 2011 sẽ rất bất ổn – Mark Raskino, Phó Chủ tịch Gartner nói – Cuộc chiến vì sự tăng trưởng của doanh nghiệp và lấy lòng tin của khách hàng sẽ được tiến hành trong điều kiện hoạt động kinh doanh tiếp tục suy giảm”. Các nhà phân tích của Gartner xem xét 7 khía cạnh quan trọng nhất mà các giám đốc CNTT (CIO) buộc phải lưu tâm đặc biệt trong năm 2011. Ngoài ra, Gartner cũng đưa ra những lời khuyên giúp các CIO chứng tỏ tính hiệu quả của mình trước các đồng nghiệp.
1. Các CEO đã mất tự tin. Vì nền kinh tế sau những chấn động tài chính của các năm 2008 – 2009 vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lên kế hoạch lẩn tránh các khoản đầu tư và cùng sự mở rộng quy mô lớn và nghiêm túc trong năm 2011. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia Gartner dự báo sự tăng trưởng các nguồn lực và ngân sách CNTT sẽ giới hạn. Nhiều khả năng, các CIO sẽ được đề xuất giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trên các nguồn lực sẵn có. Điều này không có nghĩa là mọi đầu tư cho CNTT sẽ bị đóng băng. “Một số dự án được lên kế hoạch thực hiện từ giữa năm 2010 sẽ nhận được các nguồn tài chính cần thiết”, báo cáo của Gartner viết. Nhưng những nguồn lực CNTT cho bộ phận CNTT đủ ít để buộc phải tập trung cho những dự án cấp bách hơn. “Vào đầu năm, CIO phải thông báo cho những người có trách nhiệm trong việc thực hiện các sáng kiến kinh doanh về những rủi ro do thiếu nguồn lực CNTT cho việc xử lý các nhiệm vụ không nằm trong nhóm ưu tiên”, các nhà phân tích của Gartner khuyến cáo.
2. Các CEO cần những dự án mang ngay tiền về. Bắt đầu từ năm 2009, đa số lãnh đạo doanh nghiệp bắt tay vào thực hiện chương trình cắt giảm chi phí. Tiền tiết kiệm được giúp các công ty của họ đứng được trên vũng lầy của nền kinh tế hết sức bất ổn. Giờ đây, cần có những đầu tư để tăng trưởng, còn số tiền dư ra phải đóng vai trò đảm bảo an toàn trong điều kiện kinh doanh vẫn nhiều bất ổn và những hậu quả bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính. Raskino khẳng định các CEO hiện tại rất thích thực thi các dự án CNTT trực tiếp khuyến khích dòng tiền đổ về doanh nghiệp. “Để đánh giá đúng sự đóng góp của CNTT trong hoạt động của doanh nghiệp trong điều kiện áp lực kinh tế lớn, CIO phải thuyết phục được rằng, giữa những dự án mà họ đang tiến hành với sự gia tăng nguồn tiền đổ về công ty có mối liên hệ trực tiếp – Raskino nói – Điều này đòi hỏi sự tương tác chặt chẽ hơn nữa với các thành viên khác của đội ngũ quản lý doanh nghiệp và đòi hỏi có sự thay đổi các chỉ tiêu quan trọng khi xác định ưu tiên trong quá trình lên kế hoạch có tính tới đầu vào là tiền”.
3. Các CEO muốn tiếp tục nâng cao hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, các kết quả cao mà các công ty nhìn thấy trong 2 năm lại đây đã thực sự đạt được nhờ gia tăng lợi nhuận bằng con đường cắt giảm chi phí hoạt động (tăng trưởng do cắt giảm chi phí). Còn sự tăng giá đối với nhiều công ty là không chấp nhận được. Những khả năng do tăng giá mang lại rất giới hạn vì sự thắt lưng buộc bụng của người tiêu dùng. Các nhà phân tích Gartner đề xuất cho các CIO giữ vững chiến lược cấp tiền: Tối thiểu cũng phải tập trung vào một quy trình kinh doanh lớn có khả năng mang lại cách mạng trong năm 2011 – 2012 hoặc có thể bị xoá sổ hoàn toàn. “CIO phải có ý tưởng sao cho việc thực hiện ý tưởng này sẽ cho phép đạt được sự tiết kiệm đáng kể bằng con đường thay đổi triệt để hay là tự động hoá xuyên suốt các quy trình kinh doanh – các tác giả báo cáo từ Gartner khẳng định – Những ý tưởng như thế sẽ nhanh chóng được CEO chấp nhận. Ví dụ: Đó có thể là việc loại bỏ vòng quay của tài liệu giấy, chuyển sang tương tác với khách hàng và các đối tác hoàn toàn bằng điện tử”.
4. Các CEO cần những sáng kiến giúp doanh nghiệp tăng trưởng. Theo số liệu của Gartner, đa số CEO không từ chối hoạt động nghiên cứu khoa học và thiết kế thử nghiệm trong giai đoạn suy thoái. Tuy nhiên, nhiều công ty trì hoãn xuất xưởng sản phẩm và dịch vụ mới là để hy vọng vào sự cải thiện chóng vánh của thị trường. Khi tình thế ổn định, lãnh đạo các doanh nghiệp phải đẩy nhanh thu hồi vốn đầu tư vào hoạt động nghiên cứu & triển khai. Trong những điều kiện này, trước mắt các CIO sẽ có thêm nhiều khả năng bổ sung. “Khi xuất xưởng các sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường công nghệ cao, lãnh đạo doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của bộ phận CNTT – Raskino nói – Các CIO phải suy tính về việc trang bị cho những sản phẩm mới những chức năng bổ sung của thương mại điện tử, dịch vụ điện tử, tiếp thị xã hội, hỗ trợ smartphone và hiện thực hoá những khả năng mới”.
5. Các CEO muốn tránh các cạm bẫy địa chính trị và kinh tế. Thời buổi hiện nay, thế giới kinh doanh thường xuyên chịu các thay đổi. “Lãnh đạo các doanh nghiệp cần kiên trì bám trụ các lợi ích của mình trong sự thay đổi luật chơi và các thành phần kinh tế của luật chơi này – Các nhà phân tích của Gartner nói – Khi các nhà kinh tế tiên phong “chiến đấu” để bảo vệ mức tăng trưởng ổn định của thị trường, lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu đều cho rằng việc cơ quan nhà nước thay đổi thuế suất sẽ gây tổn thất cho thị trường”. CEO của các doanh nghiệp hàng đầu quan tâm đến việc các khoản thuế tiết kiệm được nhờ hỗ trợ của nhà nước sẽ dẫn đến gia tăng giá thành sản phẩm và cắt giảm nhu cầu với nó. “Lãnh đạo các doanh nghiệp sẽ thử thách nhu cầu trong chiến lược truyền thông giúp họ chiến thắng trong các cuộc chiến chính sách và đảm bảo tuân thủ các định mức để tránh các khoản phạt – báo cáo viết – Trong một số trường hợp, các thủ lĩnh kinh doanh có thể tích cực chống lại việc thông qua quy định nào đó hay là sẽ yêu cầu thay đổi”. Các CIO cần được thông tin về chiến lược của công ty và đề xuất phần trợ giúp của mình khi cần. Các nhà phân tích của Gartner khuyến cáo CIO giữ liên hệ mật thiết với CEO, lãnh đạo các bộ phận khác và bộ phận tư pháp của doanh nghiệp, hỗ trợ họ, chẳng hạn trong việc thực hành các phân tích dữ liệu phức tạp và hoàn tất các nhu cầu về thông tin.
6. Các CEO cần ổn định một thời gian dài. Theo Gartner, CEO cần nhiều thời gian đánh giá độ ổn định của doanh nghiệp mình và ngành mình nói chung để giải quyết những vấn đề lâu dài. Cũng cần tính những nguồn nhân lực lớn của các nền kinh tế đang phát triển (trong đó có Trung Quốc), sự bất ổn của giá dầu, kim loại quý và nhiều vật liệu thiên nhiên khác. “Những yếu tố vừa liệt kê ảnh hưởng lên những vấn đề dài hạn, liên quan đến trữ lượng dầu mỏ, thay đổi khí hậu, nỗ lực điều hoà của quốc gia và các tổn thất chung – báo cáo viết – Sự can thiệp tài chính của nhà nước cộng thêm với sự xấu đi của tình hình bên ngoài. Lãnh đạo các doanh nghiệp phải tìm những con đường ổn định để phát triển và thu lợi, thậm chí trong cả các tình huống bên ngoài bất lợi”. Tính tới tất cả tình huống này, hành xử của CIO có ý nghĩa tối quan trọng. “Mặc dù cắt giảm chi phí cho việc hoàn thành các tác vụ CNTT vẫn mang vai trò lớn, với đa phần tổ chức, quan trọng hơn nhiều là hỗ trợ chiến lược mà CNTT có thể cung cấp cho doanh nghiệp để nâng tính ổn định trong chức năng của mình – Gartner viết – CIO phải học cách quan tâm đến kinh doanh và bổ sung cho doanh nghiệp những giá trị mới. CIO phải đảm bảo tính ổn định lâu dài cho chức năng của các hệ thống kinh doanh và từ đó, phát triển các kế hoạch phát triển kiến trúc CNTT”.
7. CEO già ra đi, CEO trẻ bắt đầu. Các nhà phân tích của Gartner dự báo sự thay đổi khá thường xuyên của các CEO trong một năm rưỡi tới. Điều này dựa trên việc “các hội đồng quản trị phải xác định chiến lược mới trong điều kiện hậu khủng hoảng”. Đa phần trường hợp, việc tìm các CEO diễn ra bên trong công ty, nghĩa là CIO có triển vọng củng cố quan hệ với thế hệ CEO tiếp theo (và những đại diện khác của ban lãnh đạo) và nâng cao mức độ khai sáng kỹ thuật cho họ cho đến khi họ được bổ nhiệm. “Tất cả chúng ta đều muốn doanh nghiệp được lãnh đạo bởi những người được chuẩn bị về mặt kỹ thuật duy trì mối quan hệ mật thiết với các CIO, hiểu tầm quan trọng và khả năng của CNTT, đầu tư bài bản vào CNTT và sử dụng hết công suất của nó – Raskino nhấn mạnh – Lỗi của ai khi lãnh đạo doanh nghiệp không thiện cảm với CNTT, không hiểu các ưu thế của chúng và coi chúng như những nguồn tiêu phí bất đắc dĩ chứ không phải là các công cụ tạo nên những giá trị mới?”. Trong vòng 5 năm tới, sẽ có thế hệ CEO mới tự đặt cho mình sứ mệnh “phục sinh vĩ đại”. “Trong thế giới chuyên môn, muốn hưởng thứ gì thì bạn phải chuẩn bị thứ đó – Raskino bổ sung – Các CIO phải phát hiện xem chung quanh mình ai sẽ là người làm CEO và tích cực giúp họ trong giai đoạn cuối của sự nghiệp. Dạy họ, kể cho họ nghe, khuyên nhủ họ, thuyết phục họ, hỗ trợ họ, giáo dưỡng và phát triển các CEO thế hệ mới – những người mà CIO muốn làm việc cùng”.