BẢNG CHI TIẾT VỀ KỲ THI CCNA MỚI -

BẢNG CHI TIẾT VỀ KỲ THI CCNA MỚI -

BẢNG CHI TIẾT VỀ KỲ THI CCNA MỚI -

BẢNG CHI TIẾT VỀ KỲ THI CCNA MỚI -

BẢNG CHI TIẾT VỀ KỲ THI CCNA MỚI -
BẢNG CHI TIẾT VỀ KỲ THI CCNA MỚI -
(028) 35124257 - 0933 427 079

BẢNG CHI TIẾT VỀ KỲ THI CCNA MỚI

BẢNG CHI TIẾT VỀ KỲ THI CCNA MỚI

Vào thứ Ba ngày 11 tháng 6 năm 2019, Cisco đã công bố một bản cải tiến chưa từng có trong chương trình chứng nhận của họ. Sau đây là một trong những cập nhật lớn về chứng nhận CCNA mới.

Đầu tiên, nếu bạn đang chuẩn bị kỳ thi cho chứng nhận CCNA Routing and Switching hoặc đang trong giai đoạn hoàn tất ICND 1 và ICND 2  hoặc bất cứ một chứng nhận CCNA ở các lĩnh vực khác như Wireless, Collaboration … thì đừng lo lắng về bản cải tiến này. Cứ tiếp tục hoàn thành nó cho đến khi hệ thống chứng nhận mới có hiệu lực vào ngày 24 tháng 2 năm 2020. Nếu bạn hoàn thành bất kỳ chứng nhận CCNA trước ngày 24 tháng 2, bạn sẽ nhận được chứng nhận CCNA mới cộng với một huy hiệu của lĩnh vực chuyên môn tương ứng mà bạn hoàn thành.

Nếu bạn đã có chứng nhận CCENT, bạn có thời gian đến ngày 23 tháng 2 cho việc thi ICND 2 để hoàn thành chứng nhận CCNA của chương trình hiện tại tại vì cần có một CCNA hoàn chỉnh thì mới được cấp chứng nhận mới. Kể từ ngày 24 tháng 2, bạn sẽ cần thực hiện bài thi mới để hoàn thành chứng nhận CCNA theo bản cải tiến mới này.

Sau đây là các chủ đề mới trong bản cải tiến:

Network Fundamentals: từ 15 tăng lên 20% cho bản cải tiến

Network Access: đổi tên từ LAN Switching Technologies với 21% thành Network Access chiếm 20%

IP Connectivity: đổi tên từ Routing Technologies với 23% thành IP Connectivity và tăng lên 25%

IP Services: đổi tên từ WAN Technologies vẫn giữ nguyên 10%

Security Fundamentals: đổi tên của Infrastructure Security và thêm nhiều chủ đề, từ 10% nâng lên thành 15%

Automation and Programmability: một phần mới hoàn toàn và chiếm10%

     1. Network Fundamentals: 20%

Tại đây, ngoài các chủ đề như trước, các phần cải tiến sẽ gồm vai trò của Router và Switch trong mạng, các loại cấu trúc liên kết khác nhau, thông tin cáp đồng/cáp quang, xử lý sự cố về cáp, địa chỉ IPv4 và IPv6, tường lửa thế hệ mới và IPS, Cisco DNA Center và WLC, xác minh- kiểm tra các tham số địa chỉ IP trong các hệ điều hành khác nhau như Windows-Linux-MAC OS, cơ bản về mạng không dây và hoạt động chuyển mạch của Switch.

Trong bản cải tiến mới không thấy đề cập về So sánh đối chiếu hai mô hình OSI và TCP/IP, các vấn đề về Cloud lên kiến trúc mạng doanh nghiệp.

     2. Network Access: 20%

Trong phần 2 Network Access, ngoài các chủ đề cũ về VLAN, trunking, EtherChannel và STP, bản cải tiến bổ sung một lượng lớn kiến thức của lĩnh vực Wireless như So sánh các kiến trúc mạng Wireless và các mô hình AP. Mô tả các kết nối vật lý của các thành phần cơ bản trong  hạ tầng mạng WLAN (AP, WLC, access/trunk ports và LAG). Truy cập, quản lý WLC, AP (Telnet, SSH, HTTP, HTTPS, console và TACACS+/RADIUS). Cấu hình mạng WLAN bằng giao diện GUI như tạo WLAN, cài đặt bảo mật, cấu hình QoS và cài đặt WLAN nâng cao

     3. IP Connectivity: 25%

Ở phần 3 IP Connectivity ngoài các chủ đề cũ về định tuyến, IP, bản cải tiến bổ sung chủ đề FHRP trong phần Infrastructure Services của chương trình cũ vào. Đặc biệt bản cải tiến không đề cập đến các chủ đề  RIP, EIGRP và định tuyến giữa các VLAN

     4. IP Services: 10%

Trong phần này, ngoài các chủ đề cũ về công nghệ WAN ở bản cải tiến còn đưa nhiều chủ đề của phần Infrastructure Services và phần Infrastructure Management của chương trình cũ vào (gộp hai phần lại một) sau đó bổ sung vào chủ đề QoS như hoạt động forwarding per-hop behavior (PHB): classification, marking, queuing, congestion, policing, shaping

     5.Security Fundamentals: 15%

Phần này lấy các chủ đề của phần Infrastructure Security trong chương trình cũ sau đó bổ sung vào nhiều chủ đề như các định nghĩa, khái niệm bảo mật chính (threats, vulnerabilities, exploits và mitigation techniques). Các yếu tố bảo mật (user awareness, training và physical access control). Các yếu tố chính sách mật khẩu bảo mật, như là management, complexity và password alternatives (xác thực đa yếu tố, chứng chỉ và sinh trắc học). Mô tả remote access và VPN site-to-site. Cấu hình các tính năng security Layer 2 (DHCP snooping, dynamic ARP inspection và port security). Và các vấn đề về bảo mật cho mạng Wireless như Mô tả các giao thức bảo mật mạng wireless (WPA, WPA2 và WPA3). Cấu hình WLAN sử dụng WPA2 PSK trên giao diện GUI

     6. Automation and Programmability: 10%

Đây là một trong những phần mới nhất gồm các chủ đề như Giải thích sự tự động hóa tác động đến việc quản lý mạng. So sánh mạng truyền thống với mạng dựa trên Controlle. Mô tả các kiến trúc dựa trên controller và software (overlay, underlay, and fabric): sự phân chỉa control plane và data plane, North-bound và south-bound APIs. Đưa vào Cisco DNA Center, REST-based APIs (CRUD, HTTP verbs và data encoding), Puppet, Chef và Ansible và còn cả hiểu được file dữ liệu dạng JSON

Bất kể bạn quyết định theo đuổi chương trình CCNA hiện tại hoặc bắt đầu học CCNA mới thì điều bạn cần là sự hiểu biết vững chắc về các nguyên tắc cơ bản của mạng.


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0