I. CÁC KHÁI NIỆM
Cisco Express Forwarding (CEF)
CEF là một kỹ thuật chuyển mạch IP ở lớp 3. CEF giúp tối ưu hoá hiệu suất mạng và sự linh động cho mạng. CEF cung cấp những lợi ích sau:
Tăng hiệu suất: CEF giúp cho việc chuyển mạch diễn ra nhanh và đỡ tốn tài nguyên của hệ thống hơn. Tăng độ linh hoạt. Do đó, CEF được thiết kế cho những mạng chuyển mạch IP ở mạng sương sống (backbone network), và thường chạy ở lớp lõi (core layer) của thiết kế 3 lớp, giúp cho việc chuyển mạch được thực hiện một cách nhanh chóng.
Các thành phần của CEF:
CEF gồm hai thành phần chính: Forwarding Information Base(FIB), và Adjacency Tables.
Forwarding Information Base(FIB)
CEF sử dụng một bảng FIB để thực hiện việc chuyển mạch, FIB cũng giống như một bảng định tuyến, nó duy trì một bản sao của bảng định tuyến, khi quá trình định tuyến bị thay đổi, bảng định tuyến được cập nhật, và những thay đổi đó cũng sẽ ảnh hưởng đến FIB. FIB sẽ duy trì thông tin về các địa chỉ bước nhảy kế tiếp (next hop) dựa trên bảng định tuyến hiện tại của thiết bị. Và do đó nó sẽ có thể thực hiện việc chuyển mạch một cách nhanh chóng, và tối ưu.
Adjacency Tables
Các điểm trong một mạng được xem là gần kề khi chúng có thể liên lạc với nhau qua một thiết bị ở lớp 2. Cùng với bảng FIB, CEF sử dụng bảng gần kề để lưu giữ những thông tin về địa chỉ lớp 2. Do đó, bảng gần kề sẽ lưu trữ địa chỉ lớp của các next hop trong bảng FIB. Và quá trình xảy ra cũng giống như ARP.
Các trạng thái hoạt động của CEF
CEF có thể được bật ở 1 trong 2 trạng thái sau: CEF tập trung (Central CEF), CEF phân tán (Distributed CEF).
Chế độ Central CEF
Khi trạng thái này được kích hoạt, thì FIB và adjacency table sẽ nằm trên bộ xử lý định tuyến RP (Route Processor), và RP sẽ thực hiện quá trình chuyển mạch. Hình dưới đây cho biết mối quan hệ giữa bảng định tuyến, FIB, adjacency table trong trạng thái này. Switch sẽ chuyển tiếp các lưu lượng từ LAN đến Cisco 7500 chạy CEF. Và RP sẽ thực hiện quá trình chuyển mạch.
Figure 9: CEF Mode
Distributed CEF Mode
Khi trạng thái này được kích hoạt, thí các line card sẽ nắm giữ chức năng chuyển mạch và các bảng FIB, adjacency table sẽ nằm trên line card.
Figure 10: dCEF Mode
Cấu hình CEF
Để cấu hình CEF, ta thực hiện các bước sau:
Kích hoạt CEF or dCEF
Để kích hoạt, ta sử dụng lệnh sau,ở chế độ toàn cục:
Lệnh |
Mục đích |
Router(config)# ip cef |
Kích hoạt quá trình CEF |
Bật dCEF khi bạn muốn line card của bạn thực hiện tính năng chuyển mạch, và để cho RP thực hiện tính năng định tuyến. Để bật hay tắt dCEF ta sử dụng lệnh sau ở chế độ toàn cục:
Lệnh |
Mục đích |
Router(config)# ip cef distributed |
Bật dCEF |
Router(config)# no ip cef distributed |
Tắt dCEF |
Khi bạn bật dCEF hay CEF ở chế độ toàn cục thì tất cả các giao diện sẽ được bật. Và bạn cũng có thể tắt CEF ở một số giao diện mà bạn muốn.Để tắt CEF hay dCEF ta sử dụng lệnh sau:
Lệnh |
Mục đích |
Router(config-if)# [no] ip route-cache cef |
Tắt /bật CEF trên giao diện này |