Giảng dạy là niềm hạnh phúc với tôi… -

Giảng dạy là niềm hạnh phúc với tôi… -

Giảng dạy là niềm hạnh phúc với tôi… -

Giảng dạy là niềm hạnh phúc với tôi… -

Giảng dạy là niềm hạnh phúc với tôi… -
Giảng dạy là niềm hạnh phúc với tôi… -
(028) 35124257 - 0933 427 079

Giảng dạy là niềm hạnh phúc với tôi…

Khi bắt đầu chọn trường và chọn ngành theo học, có bao nhiêu bạn sinh viên xác định được ngay tại thời điểm đó? Và có bao nhiêu bạn chỉ chọn theo gia đình, bạn bè… để rồi bối rối khi nhận ra mình không thích, mình không hợp với nó? Và ngay lúc đó bản thân mong muốn điều gì nhất? Đó chính là cần một lời khuyên, một lời hướng dẫn của những người đi trước, những người đồng cảm được với mình.

Từng là sinh viên, từng trải qua cảm giác mất phương hướng với ngành học mình lựa chọn và đã được nhận sự định hướng từ đàn anh đi trước, thầy Thanh Phong đã gieo được những hạt giống đúng đắn trên suốt chặng đường học tập và làm việc để hôm nay Thầy gặt hái được thành quả mang tên “thành công”.

 

Thầy Thanh Phong (áo sơ mi xanh) chụp hình lưu niệm cùng học viên

PV: Vạn sự đến với chúng ta đều có chữ duyên, vậy em xin được hỏi Thầy. Network đã đến với Thầy như thế nào?

Thầy Thanh Phong: Thật ra mình là dân phần mềm, lúc còn học đại học mình chỉ biết đến lập trình C, C++, C#, Java. Sau khi theo học mình thấy không hợp với nó, khoản thời gian đó mình khá trăn trở và luôn suy nghĩ rằng mình có nên cố gắng theo đến cùng không, hay lựa chọn lại từ đầu và mình phải bắt đầu từ đâu? Những suy nghĩ đó cứ đeo bám theo mình mãi cho đến khi tình cờ có dịp trò truyện người anh họ, một người đi theo ngành Network khuyên mình học thử về Network xem sao. Từ đó mình bắt đầu tham gia khoá học CCNA tại VnPro, và trong quá trình học anh đã giúp đỡ và góp phần định hướng cho mình. Thế là bén duyên với Network và nghiên cứu chuyên sâu về Routing & Switching.

 

PV: Sau khi tìm được hướng đi, một chuyên ngành để theo đuổi vì sao Thầy đi theo con đường giảng dạy và gắn bó với nó? Mục tiêu trong việc giảng dạy của Thầy là gì?

Thầy Thanh Phong: Mình sinh ra trong gia đình cả nội và ngoại đều theo ngành giáo viên, có lẽ chính vì điều đó mà máu dạy học đã có sẵn và chảy trong mình. Thêm nữa, lúc đang theo học lớp CCIE Written, Thầy Đặng Quang Minh đã bắt đầu đào tạo mình thành giảng viên nên mình đã gắn bó với sự nghiệp giảng dạy luôn.

Khi bắt đầu công việc giảng dạy, điều mà mình mong muốn nhất đó là có thể truyền đạt lại những kiến thức, hiểu biết về ngành Network cho các bạn học viên. Giúp các bạn có thể hiểu sâu hơn cũng như có một định hướng đúng cho sự nghiệp của mình.

PV: Ngoài những giờ giảng trên lớp, Thầy luôn dành thời gian nghiên cứu và quay những video hướng dẫn các bài học, Thầy có thể chia sẻ một chút về lý do không?

Thầy Thanh Phong: Là một người Thầy, bản thân mình muốn không chỉ hướng dẫn về các kiến thức mình đã có mà phải luôn nghiên cứu, cập nhật các kiến thức mới để đưa đến các bạn học viên. Hơn thế nữa, mình từng trải qua thời sinh viên, từng bị lạc mất phương hướng, nhưng thật sự may mắn khi mình có được sự giúp đỡ đúng lúc. Chính vì điều đó mình muốn san sẻ niềm may mắn đó đến càng nhiều bạn trẻ càng tốt. Để thực hiện được điều đó mình đã trò truyện với học viên trong giờ giảng, thảo luận trong các buổi offline, nhưng bản thân vẫn cảm thấy chưa đủ vì không phải ai cũng có thể đến VnPro tham gia học nên mình bắt đầu quay những video về bài học về công việc Network để kiến thức được gửi đi dễ dàng hơn.

PV: Em có thể cảm nhận được việc giảng dạy như một niềm hạnh phúc với Thầy, trong suy nghĩ của thầy về học viên như thế nào? Để không khí buổi học luôn tập trung và tạo hứng thú nơi học viên, thầy có bí quyết gì không?

Thầy Thanh Phong: Học viên mình khá năng động và thích tìm tòi những kiến thức mới, công nghệ mới. Nhưng đa phần các bạn học viên (sinh viên là chủ yếu) khi tham gia học về Network vẫn chưa có định hướng, có cái nhìn rõ ràng về ngành này nên các bạn khá bối rối. Với mình được định hướng cho các bạn đó là niềm vinh hạnh. Cả một đời người được gặp gỡ một ai đó chính là duyên, vì vậy mình vẫn sẽ luôn trân trọng mỗi thành viên trong từng lớp học của mình.

Hồi còn đi học mình rất ấn tượng với các Thầy, Cô trên lớp giảng bài rất thân thiện và cởi mở với học trò, đan xen những ví dụ nhỏ có khi hài hước, có khi lại như một lời tâm sự, cứ thế học trò tụi mình nhớ bài và bị cuốn vào tiết học một cách rất tự nhiên. Điều quan trọng đó là các Thầy, Cô truyền được cảm hứng giúp mình yêu thích môn học và luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc trên lớp. Vận dụng những điều đó, mình đúc kết ra cách tạo động lực và truyền nguồn cảm hứng để kiến thức về Network hơi khô và trừu tượng trở nên thực tế, gần gũi với đời sống để học viên dễ hiểu, đơn giản hóa bài học hơn.

 

PV: Hành trình truyền tải kiến thức chắc chắc sẽ có những lúc gặp phải khó khăn, vào những lúc đó động lực nào để thầy không chùn bước và cố gắng tiến về phía trước?

Thầy Thanh Phong: Có câu như thế này : “Thành công không đến từ sự may mắn mà đến từ sự nỗ lực không ngừng”. Niềm say mê ham hiểu biết trong công việc có thể là động lực giúp mình vượt qua hầu hết các khó khăn, tuy nhiên có đôi lúc trong công việc và cuộc sống có nhiều việc khó khăn đến mức không thể giải quyết được thì lúc đó mình tạm gác lại để nghỉ ngơi và hy vọng ngày nào đó có thể giải quyết được.

PV: Có được sự định hướng, hiểu được các kiến thức đã học nhưng để vận dụng vào đời sống là một phạm trù khác. Sự tham lam và ích kỷ như một mặt trời nhỏ nhưng nó đủ khiến bạn phải quay vòng quanh nó, một số bạn trẻ không hài lòng về môi trường học tập và làm việc hiện tại mà luôn cố chạy đi tìm nơi tốt hơn để nhảy sang. Với thực trạng đó Thầy có lời khuyên, dặn dò gì đến học viên của mình ( những bạn sinh viên, những bạn đã bắt đầu đi làm) không?

Thầy Thanh Phong: Mình thường hay nói với học viên của mình rằng các bạn trẻ nhất là sinh viên nên cố gắng học cho thật tốt khi còn trên giảng đường. Sau khi ra trường đừng so đo đứng núi này trông núi nọ, khi đã có việc làm hãy cố gắng học ngay trong chính công việc hiện tại, về tất cả mọi thứ và nó sẽ cho bạn kinh nghiệm, kỹ năng, quan hệ. Ngoài ra thấy thiếu kiến thức gì hay cần chuyên sâu hãy cố gắng học tập, trau dồi.

“Đam mê là cái cần được phát triển chứ không phải là cái để theo đuổi”. Các bạn cũng phải xác định đúng ngành nghề mà mình chọn. Đừng “theo đuổi đam mê”, bởi vì theo đuổi đến già có thể bạn cũng chẳng biết được “đam mê” của mình là gì. Ví dụ: các bạn đam mê Network, vậy thì mình phải làm sao để phát triển kiến thức về Network nhiều hơn, vững chắc hơn, nâng cao tay nghề của mình. Đó mới thật sự là đam mê.

 Cảm ơn những người Thầy của VnPro đã luôn dành trọn vẹn tâm huyết vào những người học viên vào từng giờ giảng dạy của mình. Làm thế nào để học viên có thể hiểu rõ những kiến thức? Mình nên truyền đạt như thế nào để mấy đứa nắm được vấn đề và nhớ bài học thật nhiều? Lớp mình thường sai sót ở điểm nào? Bạn A hay bạn B còn yếu ở phần nào?... Tất cả những chấm hỏi đó là cả một tâm tư của người Thầy hướng đến từng lớp học của mình. Các bạn đang được nhận kiến thức xin đừng phụ lòng người Thầy ấy, những bạn đang bối rối với hướng đi của mình hãy dựa vào sự định hướng được nghe trong từng giờ học để xác định con đường cho riêng mình.


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0