WLC trong mô hình mạng CUWN có chức năng quản lý, thống nhất các AP lại với nhau. Một WLC có thể quản lý 6-300 AP, trên mỗi AP có thể gán đế 15 mạng WLAN và hỗ trợ tối đa 512 VLAN. AP và WLC giao tiếp với nhau bằng giao thức LWAPP được cung cấp bởi radio resource management (RRM).
RRM có thể giám sát nguồn tài nguyên vô tuyến, thực hiện phân bổ các kênh, phát hiện và tránh nhiễu và cung cấp việc kiểm soát năng lượng trong việc truyền thông tin động (TPC). Ngoài ra, WLC có thể điều chỉnh để khắc phục các lổ hỏng vùng phủ sóng LWAPP làm việc ở 2 chế độ:
o Chế độ vận chuyển LWAPP layer 2: gồm 2 quá trình Host A gửi một gói tin đến host B
- Bước 1: khi gói tin IP được truyền từ host A đến AP nó sẽ được đóng gói thành một frame 802.11
- Bước 2: ở AP, bit C được set về 0, gói tin được gán vào một LWAPP header
- Bước 3: ở WLC, gói tin được tháo gỡ thành gói tin gốc để xử lý
- Bước 4: sau khi xử lý các 802.11 MAC header, WLC đóng gói thành các Ethernet frame và gắn thêm một thẻ 802.1Q để có thể vận chuyển được trên đường trunk
- Bước 5: gói tin được vận chuyển qua cơ sở hạ tầng và đến host B Host B gửi lại cho host A một gói tin
- Bước 1: gói tin trả lời sẽ được chuyển ngược lại qua cơ sở hạ tầng đến WLC sẽ được đóng gói thành Ethernet frame
- Bước 2: ở WLC, bit C được set về 0, toàn bộ Ethernet frame được thêm vào LWAPP header và được gửi đến AP
- Bước 3: ở AP, các Ethernet và LWAPP header được gỡ bỏ để xử lý - Bước 4: gói tin AP sau đó được đóng gói vào trong một 802.11 MAC frame và truyền qua môi trường vô tuyến để đến host A
o Chế độ vận chuyển LWAPP layer 3: là chế độ mặc định của hầu hết các thiết bị Cisco. Chế độ này có khả năng mở rộng cao, Quá trình gửi nhận gói tin cũng tương tự chế độ vận chuyển LWAPP layer 2 nhưng các gói tin ở đây được đóng gói trong User Datagram Protocol (UDP). Bên AP cả gói tin kiểm soát và gói tin dữ liệu đều sử dụng một ephemeral port có nguồn gốc từ một hash của địa chỉ MAC AP như là UDP port.
Còn bên WLC, gói tin dữ liệu sử dụng UDP port là 12222 và gói tin kiểm soát sử dụng UDP port là 12223. Mặc định của maximum transmission unit (MTU) là 1500 byte và có thể thay đổi được Các dòng sản phẩm WLC của Cisco có 2 dạng chủ yếu: là thiết bị độc lập hoặc được tích hợp trong switch
• Các dòng sản phẩm Cisco 44xx WLC
- Là một thiết bị độc lập, được sử dụng trong môi trường doanh nghiệp
- Có 2 hoặc 4 Gigabit Ethernet uplinks và chúng sử dụng các khe cắm mini-GBIC FSG
- Hỗ trợ 12,25, 50 hoặc 100 AP phụ thuộc vào model và nó có thể hỗ trợ lên đến 5000 địa chỉ MAC trong cơ sở dữ liệu của nó
- Dòng 4400 có 1 interface 10/100 được gọi là services port sử dụng cho các kết nối SSH và SSL. Ngoài ra còn có 1 port console để kết nối quản lý thiết bị
- Có 2 khi cắm cung cấp điện
• Dòng 3750-G WLC
- Được tích hợp trong switch và sử dụng trong môi trường doanh nghiệp
- Có 2 khối – The WS-C3750G-24PS-E và AIR-WLC4402-*-K9. 2 khối này được kết nối đến khối SEPAPCB, cái mà có 2 Gigabit Ethernet link được kết nối thông qua cáp SFP và 2 cáp điều khiển GPIO
• The Cisco WiSM - Là module dịch vụ được cài trong các dòng switch 6500 và router 7600 với công cụ giám sát Cisco 720 - Có chức năng tương tự bộ điều khiển độc lập 4400, chỉ khác là có thể hỗ trợ lên đến 150 AP đối với một bộ điều khiển và trên mỗi thiết bị có 2 bộ điều khiển
• The Cisco 2106 WLC
- Là một thiết bị độc lập với 8 port 10/100 Ethernet
- Hỗ trợ 6 AP chính
- Có 1 cổng console RJ-45 và 2 cổng hỗ trợ PoE.
- Có các tính năng tương tự dòng 4400
- Được sử dụng trong các chi nhánh nhỏ
• The Cisco WLCM
- Được thiết kế cho router ISR và được sử dụng trong văn phòng nhỏ
- Có tính năng tương tự 2106 nhưng không có port kết nối trực tiếp với AP và port console
- Nó hỗ trợ 6 AP. WLCM-Enhanced (WLCM-E) hỗ trợ 8 hoặc 12 AP, phụ thuộc vào module bạn nhận được
Lê Minh Tín – VnPro