Hình thức thi mới của CCNP 2010 -

Hình thức thi mới của CCNP 2010 -

Hình thức thi mới của CCNP 2010 -

Hình thức thi mới của CCNP 2010 -

Hình thức thi mới của CCNP 2010 -
Hình thức thi mới của CCNP 2010 -
(028) 35124257 - 0933 427 079

Hình thức thi mới của CCNP 2010

 

HÌNH THỨC THI MỚI CỦA CCNP 2010

Vài tuần trước tôi có tham dự kì thi beta môn TSHOOT mới, mã 640-832 và phải thừa nhận rằng bài thi trên là kết quả của quá trình nghiên cứu và khảo sát thực tế rất kĩ lưỡng. Tôi đã thật sự ấn tượng. Đặc biệt phần Trouble Tickets mới có khả năng sẽ khiến bạn khuất phục. Đây là điểm vô cùng thú vị! TSHOOT rất khác so bất kỳ kỳ thi nào của Cisco mà có thể bạn đã từng tham dư trước đây. Lần này (và có lẽ là bài tiếp theo hoặc hai bài nữa cũng nên), tôi xin được chia sẻ một số thông tin về hình thức bài thi, nội dung một số phản hồi với bản test thử cũng như vài phương pháp giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi này.

Trước hết, hãy bàn về điểm mấu chốt cơ bản của bài thi. Bạn sẽ nhận được một số câu hỏi có nhiều lựa chọn (multichoice questions) và một số câu được gọi là Trouble Tickets (TT). Như đã đề cập ở trên, những gì là mới và thú vị đều nằm ở phần Trouble Tickets này. Cisco cũng đã đăng một bản demo, hướng dẫn làm bài và một số tài liệu khác về các loại câu hỏi TT mới này tại https://learningnetwork.cisco.com/community/certifications/ccnp/tshoot?tab=overview.Với mục đích tôn trọng bản cam kết chấp hành các quy định khi tham dự các kì thi của Cisco, tôi chỉ nêu ra một số quan điểm cá nhân về kỳ thi, tất cả các chi tiết cụ thể về giao diện bài thi bạn nên tìm hiểu từ những công cụ này.

Nếu lần đầu tiên bạn nhìn vào link trên để xem bản Demo mà không nhận ra được đâu là phần câu hỏi TT, tôi đề nghị bạn chỉ cố gắng nhận diện từ 1 đến 2 phần dạng câu TT với mục đích làm quen với giao diện. Sau đó, một khi bạn đã xem qua một lượt tất cả bạn sẽ nhận ra thêm một số câu nữa mà ban đầu bạn chưa thấy. Cơ bản bạn có thể sử dụng nó xem như để luyện tập. (bản Demo có 4 dạng câu TT.)

Thông tin từ website của Cisco, kỳ thi gồm 53 câu hỏi, thời gian làm bài là 2 giờ. Trong đó mỗi một phần của dạng câu hỏi TT sẽ gồm có 3 câu hỏi và được tính luôn trong tổng số 53. Tổng số này bao gồm cả các câu MC và các câu TT và có thể sẽ được tăng giảm số lượng cho từng phần tùy theo nhưng vẫn đảm bảo tổng là 53. Ví dụ như bạn nói rằng bạn gặp 8 câu MC, thì bạn sẽ có 15 phần TT, trong đó mỗi phần TT sẽ bao gồm 3 câu dưới dạng MC, con số này có thể là 17 MC, 12 phần TT.( Tôi chưa tìm thấy thông tin nào đề cập đến việc xáo trộn lẫn nhau các dạng câu hỏi đối với bài thi thực, nếu bạn tìm thấy vui lòng hãy đăng thông tin đó.)

Có thể các câu TT trong bài thi sẽ xuất hiện từng phần riêng biệt và sử dụng các sơ đồ lab riêng cho từng câu. Tôi dùng từ có thể xuất hiện vì tôi không tìm thấy bất cứ thông báo cụ thể nào đảm bảo là chỉ có sơ đồ riêng. Bạn có thể tham khảo một số mẫu sơ đồ trên trang này. Để trả lời một câu hỏi TT, bạn thực sự phải trả lời một bộ 3 câu MC bên trong. Bạn có thể chuyển đổi qua lại giữa các câu hỏi này. Nhưng một khi bạn đã trả lời tất cả 3 câu hỏi MC cho 1 câu TT và muốn chuyển sang câu TT tiếp theo, bạn cần phải bấm vào "done", có nghĩa là bạn đã hoàn thành và bạn không thể quay lại được nữa.
Về cơ bản, mỗi câu TT gồm 3 câu MC đều có cùng một yêu cầu theo trật tự như sau:

1) Thiết bị nào có vấn đề?
2) Những công nghệ nào trên thiết bị này là vấn đề?
3) Những lệnh cấu hình cụ thể nào phải được thay đổi? Trong số tất cả các câu hỏi TT, bạn có thể chọn câu để làm theo thứ tự bất kỳ. Bạn có thể bắt đầu một TT, nhấn "abort", và xem xét một câu khác. Vì vậy, nếu bạn gặp phải câu khó, bạn nên tạm cho qua, làm câu khác để lấy điểm và trở lại sau nếu còn thời gian. Cuối cùng, để trả lời các câu hỏi, bạn sử dụng CLI trên các thiết bị khác nhau (máy tính, thiết bị định tuyến, thiết bị chuyển mạch) để gỡ rối. Căn cứ vào bản Demo, bạn sẽ có thể nhìn vào cấu hình, nhưng bạn không thể thay đổi cấu hình. Vì vậy, về mặt này, nó giống như một Simlet truyền thống. Hiện tại bạn đã hình dung được những ý tưởng cơ bản, tôi xin trình bày một số kết luận cá nhân đối với phần TT của bài thi:

  • · “Các bài lab” và “các sơ đồ"" là những phần có thể còn được xem xét lại để hoàn chỉnh bởi đội ngũ thiết kế. · Dụng ý chính của đề thi là bạn phải cấu hình sao cho tất cả thiết bị đều hoạt động một cách đúng đắn. Đối với các demo trực tuyến từ cisco, bạn có thể xem cấu hình của các thiết bị bởi kết quả lựa chọn của bạn trong từng ticket sẽ không được ghi nhận. Tuy nhiên các bài thi thực tế sẽ không như thế..
  • Mỗi câu TT sử dụng một cấu hình tương tự như các cấu hình ban đầu nhưng có một vài thay đổi / loại bỏ / bổ sung · Trong mỗi câu TT, những câu trả lời cho câu hỏi MC số 2 được dựa trên câu MC số 1. Chẳng hạn như nếu bạn chọn một router trong câu MC số 1 , câu MC số 2 sẽ hỏi bạn về những điều bạn có thể cấu hình trên một router chứ không phải chỉ những thứ cấu hình trên switch.
  • Tương tự như vậy đối với câu MC số 2 và số 3. Ví dụ như nếu bạn trả lời về "EIGRP" cho câu hỏi số 2, tất cả các câu trả lời của câu số 3 sẽ liệt kê các thay đổi đối với cấu hình EIGRP trên thiết bị được chọn trong câu MC số 1.
  • Các câu hỏi MC trong một câu TT này có thể tương tự với một câu MC trong một câu TT khác hoặc thậm chí là giống hệt nhau. Thí dụ phần câu hỏi TT số 2 và số 3 trong bản Demo đều có cùng một câu hỏi MC như trong câu số 1. Nếu bạn chọn router R1 cho mỗi câu TT, câu hỏi MC số 2 trong mỗi TT sẽ cùng một câu hỏi như nhau.
  • Mặc dù các câu hỏi MC là tương tự hoặc giống hệt với TTS khác, mỗi một câu TT vẫn không giống nhau do các cấu hình khác nhau.

Phần thú vị của câu chuyện nằm ở điểm cuối cùng mà tôi vừa đề cập, tôi nghĩ kinh nghiệm này sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm mà tôi đã từng vấp phải. Trước khi bắt đầu câu TT số 3 lúc làm bài test beta, tôi nhận thấy rằng các câu hỏi MC giống hệt nhau một cách không ngờ. Vào lúc đó, tôi đã cho rằng đó là một lỗi trong phần mềm vì nhiều câu hỏi MC dùng từ ngữ giống nhau như đúc. Thậm chí tôi cũng đã lưu ý với giám thị tại trung tâm thi nơi tôi làm bài test để cùng xem xét vấn đề đó phòng trường hợp không ai tin tôi.

Suy nghĩ đó của tôi không đúng chăng? Chính xác, hãy quay lại với phần giới thiệu mở đầu trước khi làm bài test, tôi đã liệt kê ra một vài điều sẽ tạo ra ảnh hưởng không nhỏ của việc có "cùng một bài lab" hoặc "cùng một sơ đồ" hay không. Vào lúc đó tôi đã hiểu nhầm nó cũng có nghĩa là "có cùng cấu hình". Tuy nhiên, vấn đề là các cấu hình của các câu TT là khác nhau - đó là những gì bạn phải cố gắng tìm ra trong mỗi câu TT. Vì vậy, trong khi bạn có được lợi thế là không phải ghi nhớ về địa chỉ IP hoặc sơ đồ mới cho mỗi một ticket trong một câu TT nhưng việc không được thấy cùng một cấu hình từ câu này sang câu khác thì cũng xem như bù trừ cho lợi thế ở trên. Nó giống như có một ít lỗi từ thiết bị đang chạy để mỗi thứ sẽ thay đổi khi bạn chuyển câu

Đó là điều đáng lưu tâm đối với những ai dự dịnh thi CCIE lab R / S, phần TROUBLE SHOOT trong bài thi lab R&S sẽ phải đối mặt với một sơ đồ lớn và phức tạp hơn nhiều, với một cấu hình thiết lập trên mỗi thiết bị. Các cấu hình sẽ không thay đổi cho đến khi bạn giải quyết được lỗi). Điều này lý giải cho những nhận định tồi mà tôi đã vấp phải đối với bài thi TSHOOT, nhưng dù sao đó cũng đã là sai lầm. (Vui lòng xem link này để tham khảo thêm phần R / S Tshooting).

Giờ là lúc tổng hợp lại các thông tin, tóm lại kỳ thi TSHOOT sẽ đưa ra một số câu hỏi MC điển hình, cộng với một số câu hỏi TT. Các câu hỏi TT sẽ hạn chế số lượng sơ đồ với một vài vấn đề về cấu hình. Bạn sẽ bắt đầu với một vấn đề cơ bản, như "A không thể ping tới B", đặc biệt cần phải tìm ra lý do cụ thể tại sao - thiết bị sai, công nghệ và phương pháp khắc phục (troublshooting) cụ thể.

Loạt bài tiếp theo sau phần giới thiệu này, tôi sẽ trình bày về cách tiếp cận kỳ thi này theo một góc nhìn khác, đặc biệt là một số phương pháp cụ thể dùng để troubleshooting khi bạn phải đối mặt với môi trường thi thực sự.

VnPro – theo networkworld.com


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0