HƯỚNG DẪN CHỌN MUA Ổ SSD ĐỂ NÂNG CẤP CHO MÁY VI TÍNH ĐỂ BÀN VÀ LAPTOP SAO CHO HIỆU QUẢ NHẤT -

HƯỚNG DẪN CHỌN MUA Ổ SSD ĐỂ NÂNG CẤP CHO MÁY VI TÍNH ĐỂ BÀN VÀ LAPTOP SAO CHO HIỆU QUẢ NHẤT -

HƯỚNG DẪN CHỌN MUA Ổ SSD ĐỂ NÂNG CẤP CHO MÁY VI TÍNH ĐỂ BÀN VÀ LAPTOP SAO CHO HIỆU QUẢ NHẤT -

HƯỚNG DẪN CHỌN MUA Ổ SSD ĐỂ NÂNG CẤP CHO MÁY VI TÍNH ĐỂ BÀN VÀ LAPTOP SAO CHO HIỆU QUẢ NHẤT -

HƯỚNG DẪN CHỌN MUA Ổ SSD ĐỂ NÂNG CẤP CHO MÁY VI TÍNH ĐỂ BÀN VÀ LAPTOP SAO CHO HIỆU QUẢ NHẤT -
HƯỚNG DẪN CHỌN MUA Ổ SSD ĐỂ NÂNG CẤP CHO MÁY VI TÍNH ĐỂ BÀN VÀ LAPTOP SAO CHO HIỆU QUẢ NHẤT -
(028) 35124257 - 0933 427 079

HƯỚNG DẪN CHỌN MUA Ổ SSD ĐỂ NÂNG CẤP CHO MÁY VI TÍNH ĐỂ BÀN VÀ LAPTOP SAO CHO HIỆU QUẢ NHẤT

Hiện nay ổ SSD đã không còn xa lạ gì với tất cả chúng ta, có thể nói ai cũng mơ ước được nâng cấp cái máy vi tính để bàn hoặc cái laptop của mình từ ổ đĩa cứng (HDD) trở thành ổ đĩa thể rắn SSD. Nhưng ổ SSD có gì hơn ổ đĩa cứng HDD? Làm sao chúng ta có thể chọn được một ổ SSD phù hợp với nhu cầu mà lại vừa túi tiền của chúng ta? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về ổ SSD để có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho việc nâng cấp.

 

I.SƠ NÉT CẤU TẠO Ổ SSD:

- Trước hết chúng ta cũng nên biết rằng SSD là viết tắt của từ : Solid State Drive dịch là Ổ đĩa thể rắn. Nếu ổ đĩa cứng HDD ( Hard Disk Driver ) được cấu tạo với những đĩa từ tính đồng trục, dữ liệu phải truy xuất qua việc di chuyển và đọc liên tục giữa các đầu từ với bề mặt đĩa nên tốn nhiều thời gian. Trong khi đó ổ cứng SSD là việc truy xuất dữ liệu trên những chip nhớ NAND Flash với tốc độ cực nhanh. Chúng ta cùng xem bên trong một ổ SSD nhé!

Chúng ta tạm xem khối CPU, RAM, ROM, FET nguồn và hệ thống tụ điện là một khối tương ứng với phần board mạch của HDD vậy, và chính hệ thống những chip NAND Flash sẽ tương ứng với hệ thống đĩa từ. Chỉ có điều tốc độ truy xuất của 2 loại này chênh lệch nhau rất nhiều. Các chip NAND Flash có thể nói gần giống với chip Ram vậy, chỉ có điều là Chip Ram thì khi ngưng cung cấp nguồn điện mọi thông số nhớ đều sẽ mất còn chip NAND Flash thì khi ngưng cấp điện các ô nhớ bên trong chip vẫn còn nguyên vẹn. Nhưng tốc độ truy xuất trên NAND Flash chậm hơn nhiều so với tốc độ truy xuất trên chip RAM (chính vì thế mà hiện nay Google đã triển khai thực hiện những hệ thống lưu trữ trên chip RAM).

 

II.PHÂN LOẠI Ổ SSD:

Cho đến thời điểm hiện tại của bài viết này trên thị trường đã có 4 loại chip nhớ NAND Flash với cấu trúc khác nhau, tốc độ khác nhau và tuổi thọ cũng khác nhau.

Ổ SSD được cấu tạo từ những chip nhớ NAND Flash : SLC:

SLC là viết tắt của cụm từ Single-level cell tức là một bit dữ liệu đơn được lưu trữ trên 1 đơn vị ô nhớ, nó chỉ có 2 trạng thái, việc này đem lại tốc độ cực kỳ cao, tuổi thọ cũng rất lớn (ghi xóa lên đến 100.000 lần), tuy nhiên nhược điểm của nó là dung lượng thấp vì muốn dữ liệu lớn phải có thật nhiều chip và kích thước sẽ rất lớn. Do vậy loại ổ SSD này chỉ được ứng dụng trong ngành công nghiệp và kỹ thuật cao.

Ổ SSD được cấu tạo từ những chip nhớ NAND Flash : MLC:

MLC là viết tắt của cụm từ Multi-level cell tức là có đến 2 bit dữ liệu được lưu trữ trên 1 đơn vị ô nhớ, nó có đến 4 trạng thái, việc này đem lại dung lượng lớn hơn, nhưng tốc độ cũng bị chậm đi, đồng thời tuổi thọ của nó cũng bị thuyên giảm cho nên ngắn hơn dòng chip SLC chỉ 10.000 lần ghi xóa.

Ổ SSD được cấu tạo từ những chip nhớ NAND Flash : TLC:

TLC là viết tắt của cụm từ Triple-level cell tức là có đến 3 bit dữ liệu được lưu trên 1 đơn vị ô nhớ, có 8 trạng thái. Việc này lại giúp cho dung lượng được nâng lên, tốc độ thuyên giảm  và lẽ dĩ nhiên tuổi thọ cũng bị giảm  chỉ còn 1000 lần ghi xóa.

Ổ SSD được cấu tạo từ những chip nhớ NAND Flash : QLC:

QLC là viết tắt của cụm từ : Quad-level cell tức là có đến 4 bit dữ liệu được lưu trên 1 đơn vị ô nhớ, có 16 trạng thái. Và cũng tuân theo quy luật chung là dung lượng tăng, tốc độ và tuổi thọ giảm, chỉ còn 500 lần ghi xóa, tuy nhiên công nghệ này vẫn đang được nghiêng cứu và phát triển, chúng ta có quyền hy vọng trong tương lai sẽ có một loại chip nhớ dung lượng lơn, tốc độ cao mà lại bền nữa.

Trên đây là phần lý thuyết cơ bản để chúng ta hình dung ra được ổ SSD là như thế nào. Bây giờ chúng ta cùng xem xét nên mua ổ SSD trong trường hợp nào và sử dụng ra làm sao cho hiệu quả.

NHỮNG ĐIỂM LỢI HẠI KHI MUA Ổ SSD NÂNG CẤP CHO PC VÀ LAPTOP

Nếu bạn đang có ý định nâng cấp cho ổ đĩa cứng bên trong máy vi tính của mình lên ổ SSD. Trước hết chúng ta cần xác định nhu cầu của mình:

1. NHU CẦU CỦA BẠN LÀ TỐC ĐỘ KHI NÂNG CẤP LÊN SSD:

Có lẽ nhu cầu của đa số người khi nâng cấp từ ổ cứng cơ sang ổ SSD đều là vì tốc độ. Theo thời gian một cái máy vi tính sẽ trở nên chậm chạp hơn bởi lẽ những phần mềm về sau này sử dụng code nhiều hơn, mới hơn, chỉ thích hợp với công nghệ mới tốc độ xử lý nhanh và những máy vi tính cũ không đáp ứng kịp. Cũng có thể trong quá trình hoạt động hệ điều hành sinh ra nhiều tập tin rác, hoặc ổ đĩa cứng bị lão hóa có nhiều Bad sector nên truy xuất chậm... Nói chung là đủ thứ lý do để một máy vi tính bị chạy chậm theo thời gian. Tuy nhiên nếu bạn mới tuyển một cái máy vi tính mới tinh về mà chạy chậm thì hãy đem đến cho kỹ thuật kiểm tra chứ đừng nghĩ đến việc nâng cấp vội, bởi vì một cái máy mới không thể chạy quá chậm, có nâng cấp mà không giải quyết đúng căn nguyên của nó thì cũng chẳng có ích gì.

Trước đây khi nghĩ đến nâng cấp một máy vi tính người ta sẽ nghĩ ngay đến việc nâng cấp CPU ( chip vi xử lý ) và nâng cấp RAM ( bộ nhớ máy tính). Thế nhưng với một chiếc máy tính đã có cấu hình "đụng nóc". Từ đụng nóc ở đây không phải là đỉnh nhất mà có nghĩa là nó đã đạt đến mức tối đa nhất nó có thể đạt. Tức là CPU cao nhất, Ram nhiều nhất không thể thêm nữa, mà nếu thêm thì giống như là mua một cái máy mới vậy. Trong trường hợp này mình xin mách bạn phương pháp hiệu quả nhất để tăng tốc độ là chuyển từ ổ cứng cơ ( HDD ) sang ổ SSD.

Như phần lý thuyết ở trên ổ cứng SSD có tốc độ truy xuất nhanh hơn rất rất nhiều lần ổ cứng cơ. Sau khi thay ổ SSD bạn sẽ hoàn toàn cảm nhận được sự khác biệt. Tuy nhiên theo ý riêng của mình thì bạn không nên bỏ ra quá nhiều tiền để mua một ổ SSD dung lượng lớn và đỉnh nhất. Lẽ đương nhiên nếu bạn có tiền bạn hoàn toàn có thể làm việc đó, nhưng nếu có tiền thì đổi máy mới luôn sẽ tốt hơn, còn nếu ít tiền mà cố mua một ổ SSD đỉnh giá cao để gắn vào một máy vi tính cũ thì bất hợp lý. Do đó nên tìm mua những ổ SSD được gỡ ra từ những cái máy vi tính cũ nhập về. Tuy dung lượng thấp nhưng chất lượng tốt mà giá lại rẻ phù hợp với chúng ta.

2. NHU CẦU CỦA BẠN LÀ LƯU TRỮ NHIỀU KHI NÂNG CẤP LÊN SSD:

Theo mình nếu nhu cầu của bạn rơi vào trong trường hợp này thì bạn không cần phải mua ổ SSD. Hiện nay giá ổ SSD còn rất cao, để có một hệ thống lưu trữ lớn thì chi phí bạn bỏ ra phải vô cùng lớn. Lấy ví dụ để có được 6TB lưu trữ bạn phải mua 6 SSD 1TB, giá cho hệ thống này khoảng 60 triệu!!! Trong khi đó mua một ổ cứng cơ 6TB chỉ khoảng 7 triệu mà thôi. Nếu trong tương lai giá ổ SSD có hạ thấp xuống và dung lượng nâng lên thì mơ ước của chúng ta sẽ dể dàng thực hiện, còn hiện nay thì nên mua ổ HDD lớn để đáp ứng được nhu cầu của chúng ta.

3. NHU CẦU CỦA BẠN LÀ CẢ 2 NHU CẦU TRÊN KHI NÂNG CẤP LÊN SSD:

Nếu đúng là bạn vừa cần tốc độ mà cũng cần lưu trữ lớn thì bạn phải thực hiện qua 2 bước. Bước thứ nhất là mua một ổ SSD chỉ cần nhỏ thôi, tìm loại nào vừa nhanh, vừa rẻ mà lại bền. Theo mình loại sử dụng chip NADN Flash SLC. Chúng ta cài đặt hệ điều hành lên ổ SSD đó để quá trình khởi động và truy xuất máy được nhanh. Tiếp theo chúng ta mua thêm một HDD có dung lượng lớn.  Như vậy máy tính của chúng ta vừa nhanh mà vừa chứa được nhiều nữa. Tuy nhiên nếu máy vi tính của bạn là laptop thì bạn nên mua thêm một khay gắn thêm HDD vào nơi chứa ổ DVD.

KHUYẾT ĐIỂM CỦA SSD LÀ GÌ ?

Đâu có cái gì là toàn vẹn phải không các bạn? SSD cũng không ngoại lệ.

Mình xin nêu lên vài điểm có thể nói là khuyết điểm của ổ SSD :

- Như các bạn cũng biết chip Flash dễ bị lỗi khi sốc điện, thí dụ ổ USB dễ bị chết khi chúng ta cắm rút đột ngột bất ngờ. Ổ SSD của chúng ta cấu tạo từ nhiều chip NAND Flash và tỉ lệ chết do sốc điện cũng vô cùng cao. Mình đã từng chứng kiến những ổ SSD chính hãng Crusial 500Gb giá 16 triệu đang chạy tự nhiên lăn đùng ra chết.

- Hiện tại việc khôi phục dữ liệu (cứu dữ liệu) trên ổ SSD khó làm và chi phí rất cao. Có thể nói chứa dữ liệu trong ổ SSD mức độ rủi ro cao hơn rất nhiều so với lưu trữ trên các ổ cứng cơ (HDD).

- Có lẽ nhiều bạn khi đọc đến phần khuyết điểm thứ 2 mình vừa trình bày sẽ thầm nghĩ " HDD mà rơi thì có mà chết còn SSD có chấn động không ăn thua gì sao lại nói SSD không an toàn". Đúng như vậy, HDD sẽ bị hỏng khi chấn động. Tuy nhiên nếu không chấn động do làm rơi, va đập thì dữ liệu chứa trong ổ đĩa cứng cũng vô cùng an toàn. Nhưng như mình nói ổ SSD rất dễ bị hỏng do sốc điện, thậm chí cũng lỗi firmware khi đang truy xuất dữ liệu mà bị cúp điện. Các bạn cũng đừng nghĩ vì là mạch điện tử nên có rơi rớt cũng không sao. Hoàn toàn sai lầm nhé! Những chip gắn trên borad mạch hiện nay sử dụng công nghệ chip BGA ( giới kỹ thuật Việt Nam hay gọi là chip dán ) nên rất dễ bị bong tróc chân chì bên dưới. Do vậy việc chấn động cũng rất dễ dẫn đến sự hư hỏng và không đơn giản là thay đầu đọc để cứu dữ liệu đâu. Có khi ta tưởng an toàn thì nó lại là nguy hiểm vô cùng "cẩn tắc vô ái náy mà".

- Hiện nay cũng đã xuất hiện nhiều ổ SSD giả trên thị trường. Loại này bên ngoài giống y như hàng chính hãng nhưng kỳ thực bên trong lại hoàn toàn khác, sử dụng chip chất lượng kém, dùng giải thuật nén để cố nén dữ liệu nhỏ lại hầu làm giả dung lượng. Người sử dụng sẽ rất dễ bị lầm và dữ liệu sẽ nhanh chóng theo cái ổ cứng giả đó ra đi không thể cứu vãn.


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0