LAB 2 - MỘT SỐ TÍNH NĂNG CỦA EIGRP -

LAB 2 - MỘT SỐ TÍNH NĂNG CỦA EIGRP -

LAB 2 - MỘT SỐ TÍNH NĂNG CỦA EIGRP -

LAB 2 - MỘT SỐ TÍNH NĂNG CỦA EIGRP -

LAB 2 - MỘT SỐ TÍNH NĂNG CỦA EIGRP -
LAB 2 - MỘT SỐ TÍNH NĂNG CỦA EIGRP -
(028) 35124257 - 0933 427 079

LAB 2 - MỘT SỐ TÍNH NĂNG CỦA EIGRP

Sơ đồ:

Mô tả:

  • Bài lab gồm 5 router được đấu nối với nhau và đặt địa chỉ IP như được chỉ ra trên hình 1.
  • Các router R1 đến R4 đóng vai trò các router của một mạng doanh nghiệp và router ISP giả lập môi trường Internet.
  • Trong bài lab này, học viên sẽ thực hiện cấu hình một số tính năng EIGRP trên Cisco IOS.

Yêu Cầu

1. Cấu hình ban đầu:

  • Thực hiện cấu hình địa chỉ IP trên các cổng của các router theo quy hoạch IP được chỉ ra trên hình 1.
  • Kiểm tra rằng các địa chỉ kết nối trực tiếp có thể đi đến nhau được.

2. Cấu hình EIGRP trên R1, R2 và R3:

  • Trên R1, R2 và R3 cấu hình cho các cổng loopback 0 tham gia định tuyến EIGRP.
  • R3 cho cổng G1.34 tham gia EIGRP.
  • R1, R2, R3 cho các cổng G1.123 tham gia định tuyến EIGRP theo yêu cầu sau:
    • R1 thiết lập quan hệ láng giềng unicast với R2 và R3 qua cổng G1.123.
    • R2 và R3 cũng thiết lập quan hệ láng giềng unicast với R1 qua cổng G1.123, nhưng không thiết lập quan hệ láng giềng với nhau.
  • Thực hiện cấu hình trên R1 đảm bảo các loopback của R2 và R3 có thể đi đến được nhau.
  • Không được cấu hình summary hay các phương thức default – routing (ví dụ: “network 0.0.0.0” hay “redistribute static”) để giải quyết câu lab này.

3. Cấu hình Named EIGRP trên R4:

  • Trên R4 thực hiện cấu hình tiến trình EIGRP có tên là EIGRP_R4.
  • Cấu hình để các cổng G1.34 và loopback 0 của R4 tham gia EIGRP.
  • Sau khi cấu hình, kiểm tra rằng R4 đã có thể đi đến mọi địa chỉ khác trong mạng doanh nghiệp và các địa chỉ khác của mạng doanh nghiệp cũng có thể đi đến được các địa chỉ của R4.

4. Summary địa chỉ:

  • Trên R2 tạo thêm các loopback với địa chỉ như sau và cho các loopback này tham gia vào EIGRP:
    • Loopback 8: 10.1.8.1/24.
    • Loopback 9: 10.1.9.1/24.
    • Loopback 10: 10.1.10.1/24.
    • Loopback 11: 10.1.11.1/24.
  • Cấu hình trên R2 đảm bảo các router còn lại chỉ thấy một subnet đại diện cho các subnet trên 4 loopback này. Subnet đại diện tạo ra không được phép chồng lấn với bất kỳ dải IP nào khác.
  • Trên R3 thực hiện cấu hình đảm bảo R4 chỉ thấy một subnet duy nhất đại diện cho hai subnet 172.16.2.0/24 của R2 và 172.16.3.0/24 của R3. Subnet đại diện tạo ra không được phép chồng lấn với bất kỳ dải IP nào khác.

5. Tối ưu hóa hoạt động Query:

  • Trên R2 và R4 thực hiện cấu hình đảm bảo nếu hoạt động EIGRP Query diễn ra trên mạng, hai router này sẽ không bị query.
  • Cấu hình vừa thực hiện không được ảnh hưởng đến tính full – reachability của mạng doanh nghiệp cũng như hoạt động summary đã thực hiện ở yêu cầu 4.

6. Default routing và đi Internet:

  • Trên R1 thực hiện cấu hình chỉ static default – route về ISP và quảng bá default – route này vào mạng bên trong
  • Thực hiện cấu hình NAT trên R1 đảm bảo mọi địa chỉ bên trong mạng doanh nghiệp đều có thể đi được Internet. Có thể kiểm tra bằng cách ping đến địa chỉ 8.8.8.8 trên loopback 0 của ISP.

7. Mở lại tính năng chống loop:

  • Ở yêu cầu 2, trên R1 đã thực hiện một cấu hình nhằm để các địa chỉ loopback 0 của R2 và R3 có thể đi đến nhau. Hãy gỡ bỏ cấu hình này.
  • Cấu hình để R4 vẫn có thể đi đến được loopback 0 của R2. Học viên được phép tạo một static route để thực hiện yêu cầu này.

FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0