Bài lab gồm 3 router được kết nối với nhau như hình vẽ.
Trên sơ đồ này, học viên sẽ thực hiện khảo sát hoạt động và một số tính năng của giao thức OSPF.
Yêu cầu:
1. Cấu hình cơ bản cho sơ đồ lab:
Thực hiện đặt IP trên các cổng router theo quy hoạch IP được chỉ ra trên hình vẽ.
Đảm bảo các địa chỉ IP kết nối trực tiếp đi đến được nhau.
2. Cấu hình OSPF:
Trên R1 sử dụng lệnh “network” để cho chính xác các cổng G1.123 và Loopback 0 tham gia Area 0 và sử dụng đúng hai lệnh “network” để cho 4 loopback 12 – 15 tham gia OSPF Area 0.
Trên R2 cấu hình để tất cả các cổng tham gia OSPF Area 0. Không được sử dụng câu lệnh “network” để hoàn thành yêu cầu này.
Trên R3 cấu hình để tất cả các cổng tham gia OSPF Area 0. Đảm bảo rằng nếu có thêm vào bất kỳ cổng nào thì các cổng thêm vào cũng sẽ tham gia OSPF mà không phải cấu hình gì thêm. Chỉ được sử dụng 1 câu lệnh “network” để hoàn thành yêu cầu này.
3. Hiệu chỉnh router – id:
Hiệu chỉnh lại giá trị router – id của các router R1, R3, R3 lần lượt là 1.1.1.1, 2.2.2.2 và 3.3.3.3.
Không được tạo thêm bất kỳ interface loopback nào để hoàn thành yêu cầu này.
4. Cấu hình hiệu chỉnh DR/BDR:
Hiệu chỉnh để R1 làm DR trên VLAN 123. Hãy đảm bảo rằng trong bất kỳ trường hợp nào, R1 cũng nắm quyền DR trên VLAN này
Cấu hình để R2 làm DR trên VLAN 23, R3 đóng vai trò dự phòng DR cho R2 trên VLAN này.
5. Hiệu chỉnh giá trị Auto – cost:
Hiệu chỉnh cách tính cost trên các Router để giá trị cost trên các cổng OSPF tăng lên 10 lần so với mặc định.
Kiểm tra giá trị cost trên các cổng bằng cách sử dụng câu lệnh:
R#show ip ospf interfacecổng_cần_kiểm_tra
6. Hiệu chỉnh đường đi:
Cấu hình hiệu chỉnh đường đi đảm bảo R2 đi đến loopback 0 của R1 theo cả hai đường:
R2 → R1 → Loopback 0 của R1.
R2 → R3 → R1 → Loopback 0 của R1.
7. Xác thực OSPF:
Cấu hình xác thực dạng clear – text trên VLAN 23 kết nối giữa R2 và R3, sử dụng password là CISCO23.
Cấu hình xác thực MD5 trên kết nối Multi – access VLAN123 giữa R1, R2 và R3, sử dụng key –id là 1 và password là CISCO123.