Sơ đồ:
Mô tả:
- Bài lab gồm 4 router được kết nối với nhau như hình vẽ.
- Trên sơ đồ này, học viên sẽ thực hiện khảo sát hoạt động và một số tính năng của giao thức OSPF.
Yêu cầu:
1. Cấu hình OSPF:
- Cấu hình OSPF trên các router theo phân vùng được chỉ ra trên sơ đồ hình 1.
- Đảm bảo rằng các địa chỉ IP đã cấu hình trên sơ đồ đi đến nhau được.
- Cấu hình cố định giá trị router – id cho các router là địa chỉ loopback 0 của chúng.
2. Tóm tắt địa chỉ:
- Cấu hình các router ABR tóm tắt các subnet trên các interface loopback 8 – 11 của R2 và 20 – 21 của R3 khi quảng bá các subnet này vào vùng 0. Đảm bảo rằng các summary route gọn nhất và không overlap lên bất kỳ dải địa chỉ nào khác.
- Trên router R1, tạo thêm loopback 12 với địa chỉ IP 172.16.12.1/24 và loopback 13 với địa chỉ 172.16.13.1/24. Quảng bá các loopback này vào OSPF nhưng không được dùng câu lệnh “network” hoặc “ip ospf area area-id”
Cấu hình trên R1 đảm bảo các router trong mạng OSPF chỉ thấy một subnet đại diện cho cả hai subnet trên các loopback 12 và 13.
3. Default – routing:
- Cấu hình router R1 xin cấp phát IP và default – route từ Internet Lab.
- Cấu hình router R1 quảng bá default – route vào mạng OSPF.
- Default – route được đưa vào phải có metric ban đầu là 50, metric – type = 1.
- Đảm bảo mọi địa chỉ trong mạng có thể đi được Internet. Việc kiểm tra có thể được tiến hành bằng cách ping đến địa chỉ 8.8.8.8.
4. Area types (1):
- Cấu hình đảm bảo Area 1 không nhận được LSA type – 4 và 5 nhưng vẫn nhận được type 3 và đi đến được mọi địa chỉ khác.
- Kiểm tra bảng định tuyến và bảng database của R4 để chắc chắn rằng yêu cầu này đã được hoàn thành.
5. Area types (2):
- Hiệu chỉnh lại cấu hình đã thực hiện ở yêu cầu 8 để đảm bảo rằng Area 1 không nhận được các LSA – type 3, 4 và 5 nhưng Area 1 vẫn đi đến được mọi địa chỉ trong khác trong sơ đồ.
- Kiểm tra bảng định tuyến và bảng Database của R4 để chắc chắn rằng yêu cầu này đã được hoàn thành.
6. Area types (3):
- Trên router R4 tạo thêm loopback 40 với địa chỉ 172.16.40.1/24 và quảng bá loopback này vào OSPF nhưng không được dùng câu lệnh “network” hoặc “ip ospf area area-id”.
- Hiệu chỉnh lại cấu hình đã thực hiện ở yêu cầu trên để đảm bảo rằng Area 1 không nhận được các LSA – type 4 và 5, nhưng vẫn nhận được type 3. Bên cạnh đó, các router bên ngoài Area 1 cũng phải nhận được route 172.16.40.0/24 do R4 quảng bá.
7. Area types (4):
- Trên router R2 tạo thêm loopback 200 với địa chỉ 172.16.200.1/24
- R2 thực hiện quảng bá loopback mới tạo vào OSPF nhưng không được dùng câu lệnh “network” hoặc “ip ospf area area-id”.
- Hiệu chỉnh cấu hình trên R2 đảm bảo rằng subnet trên loopback 200 của R2 không xuất hiện trong bảng định tuyến của R4 nhưng R4 vẫn phải đi đến được subnet này.
8. Area types (5):
- Hiệu chỉnh cấu hình đã thực hiện trên router R2 để Area 1 không phải tiếp nhận LSA type 3 nhưng vẫn đi đến được các subnet OSPF nằm bên ngoài Area 1.