CLOUD-SCALE – KHI MẠNG QUÁ LỚN ĐỂ LÀM TAY
Thiết bị nhiều vô kể: 1000 network devices
Hệ điều hành đa dạng: IOS, IOSXR, IOSXE, NXOS, ASA OS
Thiết bị bảo mật đa vendor: WAF, DDoS, Load Balancer
Team vận hành nhỏ: chỉ 6 người
Triển khai siêu tốc:
Nhiều DC mới mỗi năm
Các dịch vụ mới yêu cầu cấu hình liên tục
KHÔNG AUTOMATION = SỤP ĐỔ VẬN HÀNH!
ENTERPRISE-SCALE – LẶP LẠI MỖI NGÀY, NHƯNG KHÔNG AI MUỐN LÀM!
Bạn đang là NetOps, DevOps hoặc SecOps và cảm thấy “việc lặp đi lặp lại” khiến mình cạn kiệt năng lượng?
Thiết bị mới liên tục cần cấu hình
Tích hợp với hệ thống NMS bên thứ ba
Cập nhật cấu hình hàng loạt chỉ vì… 1 dòng lệnh thay đổi
Theo dõi mạng và cảnh báo khi mất tuyến đường
NHỮNG TÁC VỤ ĐƠN GIẢN NHƯNG TỐN THỜI GIAN NÀY CHÍNH LÀ MẢNH ĐẤT MÀU MỠ CHO AUTOMATION TỎA SÁNG!
VÍ DỤ THỰC TẾ:
Bạn cần thay đổi địa chỉ collector NetFlow trên toàn bộ hệ thống?
→ 1000 thiết bị, 6 người? Làm tay thì hết tháng, viết playbook Ansible thì 5 phút chạy xong.
Mỗi lần deploy dịch vụ mới cần update cấu hình firewall?
→ Nhiều vendor, nhiều command → dùng Python script hoặc SaltStack là cứu tinh.
Mỗi lần route biến mất thì chờ NOC gọi báo?
→ Không cần nữa! Script tự monitor, tự cảnh báo, tự đẩy ticket.
KẾT LUẬN
Dù bạn là Cloud-scale hay Enterprise-scale, nếu chưa làm automation thì bạn đang lãng phí thời gian quý báu và đội của bạn đang gồng gánh quá sức.
HÃY CHIA SẺ BẠN ĐANG DÙNG AUTOMATION TOOL GÌ NHÉ (ANSIBLE, PYTHON, TERRAFORM…)? VÀ BẠN ĐÃ TỪNG TỰ ĐỘNG HOÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ THÚ VỊ?
#NetworkAutomation #DevNet #Ansible