Tính toán đường ràng buộc trong MPLS-TE -

Tính toán đường ràng buộc trong MPLS-TE -

Tính toán đường ràng buộc trong MPLS-TE -

Tính toán đường ràng buộc trong MPLS-TE -

Tính toán đường ràng buộc trong MPLS-TE -
Tính toán đường ràng buộc trong MPLS-TE -
(028) 35124257 - 0933 427 079

Tính toán đường ràng buộc trong MPLS-TE

Tính toán đường ràng buộc trong MPLS-TE

1. Quảng bá các thuộc tính của link

Router tại đầu nguồn (head-end) của một trung kế phải nắm được thông tin thuộc tính tài nguyên của tất cả các link trong mạng để tính toán đường LSP. Điều này chỉ có thể đạt được bằng cách sử dụng các giao thức định tuyến Link-State (như IS-IS hay OSPF) vì chỉ có kiểu giao thức này mới quảng bá thông tin về tất cả các link đến tất cả các router.

Vì vậy, OSPF và IS-IS được mở rộng để hỗ trợ MPLS-TE:

• IS-IS có các trường Type-Length-Value mới (kiểu 22 TLV) để đính kèm các thông tin này trong các thông cáo PDU Link-State của nó.

• OSPF có các định nghĩa thông cáo Link-State mới (kiểu 10 LSA). Một khi router đầu nguồn nhận được các thông cáo này thì nó không chỉ biết được topology mạng mà còn biết được các thông tin tài nguyên khả dụng của từng link. Điều này rất cần thiết để tính toán các đường thỏa mãn các đòi hỏi của trung kế lưu lượng.

Các giao thức IGP sẽ quảng bá các thuộc tính tài nguyên khi dưới các điều kiện hoặc sự kiện nào đó như:

• Khi link thay đổi trạng thái (ví dụ up, down…) .

• Khi lớp tài nguyên của link thay đổi do tái cấu hình nhân công hoặc trong trường hợp băng thông khả dụng biến động qua các mức ngưỡng đặt trước.

• Theo định kỳ (dựa vào một timer), router sẽ kiểm tra các thuộc tính tài nguyên và quảng bá cập nhật thông tin.

• Khi tham gia thiết lập một đường LSP nhưng thất bại.

Băng thông khả dụng ứng với từng mức ưu tiên

Băng thông khả dụng ứng với từng mức ưu tiên

2. Tính toán LSP ràng buộc (CR-LSP)

LSP cho một trung kế lưu lượng có thể được khai báo tĩnh hoặc tính toán động. Việc tính toán sẽ xem xét các tài nguyên khả dụng, các thuộc tính link và cả các trung kế khác (vì vậy được gọi là tính toán đường ràng buộc). Kết quả của việc tính toán này là tìm ra một chuỗi các địa chỉ IP đại diện cho các hop trên đường LSP giữa đầu nguồn và đầu đích của trung kế lưu lượng.

Sau đó, thực hiện báo hiệu LSP và hoàn thành việc thiết lập đường bằng các giao thức báo hiệu cho MPLS như RSVP-TE. Tiến trình tính toán đường ràng buộc luôn luôn được thực hiện tại đầu nguồn trung kế lưu lượng và được kích hoạt do:

• Một trung kế mới xuất hiện.

• Một trung kế đang tồn tại nhưng thiết lập LSP thất bại.

• Tái tối ưu hóa một trung kế đang tồn tại.

Lê Huy - VnPro

(còn nữa)


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0