Tương lai không xa của Internet of Thing -

Tương lai không xa của Internet of Thing -

Tương lai không xa của Internet of Thing -

Tương lai không xa của Internet of Thing -

Tương lai không xa của Internet of Thing -
Tương lai không xa của Internet of Thing -
(028) 35124257 - 0933 427 079

Tương lai không xa của Internet of Thing

Tương lai không xa của Internet of Thing Theo định nghĩa, Internet of Thing là một mạng lưới các thiết bị object được kết nối với nhau, có khả năng thu thập thông tin thông qua các cảm biến sensor và ...

Tương lai không xa của Internet of Thing

Theo định nghĩa, Internet of Thing là một mạng lưới các thiết bị object được kết nối với nhau, có khả năng thu thập thông tin thông qua các cảm biến sensor và trao đổi dữ liệu với nhau. Internet of Thing Device là các thiết bị độc lập (stand-alone) được kết nối vào hệ thống mạng Internet có thể được giám sát và điều khiển từ xa. Khi Internet of Thing (IoT) trở nên phổ biến thì quy luật tất yếu của tương lai sẽ là “Mọi thứ sẽ được kết nối”, các thiết bị điện tử có thể tự động tương tác lẫn nhau. Chẳng hạn khi đồng hồ báo thức được thiết lập là 6 giờ sáng, nó có thể tự động tương tác với máy pha café thực hiện công việc pha café trước 6 giờ. Các thiết bị trong căn hộ thông minh SmartHome có thể tương tác được với nhau để đem đến các tiện ích cho người sử dụng. Bạn có thể tưởng tượng một căn hộ của tương lai sẽ như thế này, khi chúng ta vào nhà, thiết bị cảm biến sẽ nhận biết được và tự động bật đèn lên, rồi sau đó là máy điều hòa, tivi; hệ thống có thể tự động thu thập thông tin thói quen của người dùng và bật hệ thống nước nóng trước khi chúng ta vào phòng tắm trước đó một vài phút. Mỗi buổi sáng, hệ thống tưới nước tự động sẽ thực hiện chức năng của mình và hệ thống sẽ tự động mở cửa trước khi ta ra khỏi căn hộ và đó sẽ là một tương lai không xa hoặc chúng ta có thể điều khiển tất cả các thiết bị trong gia đình thông qua một chiếc smartphone, tablet, laptop hoặc smartTV. Không dừng lại ở những tiện ích mà SmartHome đem lại, tương lai của một thành phố thông minh SmartCity cũng sẽ dần trở nên phổ biến hơn. Các thùng rác công cộng có thể được lắp đặt cảm biến để thông báo cho đội vệ sinh khi nào cần thu gom. Các camera cảm biến chuyển động có thể tự động điều khiển tín hiệu đèn giao thông phù hợp nhất. Theo thống kê năm 2008, số lượng thiết bị điện tử được kết nối Internet nhiều hơn số lượng dân số trên toàn thế giới. Theo dự đoán, tới năm 2020 sẽ có khoảng 250K (250.000) phương tiện giao thông vehicle sẽ được kết nối Internet và sẽ có khoảng 26 tỷ thiết bị được kết nối Internet, trung bình mỗi người sử dụng 3,4 thiết bị để kết nối đi Internet. Số lượng kết nối trực tiếp giữa thiết bị với thiết bị M2M (machine to machine) sẽ chạm ngưỡng 12,2 tỷ kết nối. Tuy nhiên, số lượng cuộc tấn công DDoS theo đó cũng tăng theo từ 6,6 tỷ cuộc tấn công attack vào năm 2015 lên tới 17 tỷ cuộc tấn công attack vào năm 2020. Dữ liệu trao đổi trên hệ thống Internet toàn thế giới Global IP traffic dự kiến sẽ đạt tới 194,4 exabyte (1 exabyte bằng 1 triệu gigabyte) mỗi tháng tính tới năm 2020, gấp nhiều lần so với 72,5 exabyte mỗi tháng vào năm 2015. Các phương tiện giao thông khi được kết nối Internet có khả năng tự động tìm ra con đường tối ưu nhất, tránh các khu vực kẹt xe và tự động thông báo tới người điều khiển khoảng thời gian bị trễ hơn so với dự kiến. Các bộ cảm biến tích hợp built-in sensor trên các automobile khi được kết nối có thể cảnh báo đến người lái xe khi áp suất lốp bánh xe ở mức thấp. Khi được kết nối, phương tiện giao thông sẽ được gợi ý địa điểm bãi giữ xe còn chỗ trống và gần nhất với phương tiện. Nếu IoT được áp dụng trong nông nghiệp, hệ thống có thể tự động cảm biến độ ẩm trong không khí, độ ẩm trong đất và kích hoạt tiến trình phun sương, phun nước phù hợp với từng loại cây trồng theo thiết lập sẵn. Hệ thống chiếu sáng khi được kết nối IoT có thể được điều khiển tự động tại một vị trí tập trung hoặc tự động thông qua các cảm biến ánh sáng. Ngoài ra, IoT cũng có thể được áp dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác như khoa học, sản xuất, y học, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, … Hiện nay, Microsoft đã phát triển giải pháp TechCrunch cho phép doanh nghiệp quản lý tất cả các thiết bị IoT Device trên hệ thống mạng IoT Network. IoT cho phép ta thu thập nhiều thông tin data từ các thiết bị, các bộ cảm biến sensor nhưng những dữ liệu đó sẽ chẳng có giá trị gì nếu chúng không được phân tích một cách hợp lý bằng ứng dụng điện toán đám mây Cloud-based application. Các con đường hoặc cầu nối sẽ được lắp đặt các thiết bị cảm biến, chẳng hạn chúng có thể cảm biến được độ trơn trợt của mặt đường và tự động cảnh báo cho các phương tiện vận chuyển (machine) sắp tới tiến hành giảm tốc độ thông qua hình thức truyền dữ liệu giữa sensor-to-machine và machine-to-machine. Các Smart-Car có thể tương tác tự động với Smart-City để đưa ra giải pháp điều hướng lưu lượng giao thông tốt nhất, thiết bị có thể liệt kê tất cả các điểm dừng đèn tín hiệu và tính toán được chính xác khoảng thời gian để tới một vị trí cụ thể. Các thiết bị IoT cần phải được định danh bằng địa chỉ IP, cụ thể là thế hệ địa chỉ IPv6 với số lượng địa chỉ IP lớn hơn sẽ được sử dụng để thay thế cho thế hệ IPv4 vì số lượng địa chỉ không đáp ứng đủ số lượng thiết bị có nhu cầu kết nối vào hệ thống mạng Internet như hiện nay và tương lai. Với không gian địa chỉ IPv6, ta có thể định danh được từng nguyên tử atom có trên bề mặt trái đất và nó đáp ứng được nhu cầu định danh từng thiết bị trên toàn thế giới. Dự đoán đến năm 2020 sẽ có khoảng 34% kết nối tới Internet bằng địa chỉ IPv6.

Bùi Quốc Kỳ - VnPro


FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0