Việc sử dụng các tần số mới, sử dụng chuẩn mới hay cải tiến các chuẩn hiện có sẽ khiến công nghệ Wi-Fi trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Ngày nay hầu hết các loại thiết bị di động bạn mua đều được trang bị bộ vi mạch hỗ trợ Wi-Fi bên trong. Tuy nhiên, một vấn đề vẫn còn gây phiền nhiễu và lúng túng khi sử dụng mạng Wi-Fi đó là một mặt công nghệ Wi-Fi cho phép bạn di chuyển, nhưng đôi khi bạn phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác, mỗi nơi lại có một điểm truy cập hotspot hoặc một hệ thống Wi-Fi khác nhau.
Những hứa hẹn có trong công nghệ WiMAX
Ngay cả khi các hãng điện thoại có chạy đua để triển khai Wi-max đi nữa hoặc thậm chí là hiện nay hãng cung cấp dịch vụ Internet không dây Clearwire có nhận định, các mạng LTE (Long Term Evolution) với công nghệ xây dựng tương tự WiMax sẽ là nền tảng cho mục tiêu phổ biến kết nối wireless thì viễn cảnh tạo nên cơn sốt công nghệ Wi-Fi bao trùm nhiều thành phố xem ra không được như mong đợi (mặc dù các nhà quan sát nhận định rằng gói kích cầu liên bang có khả năng tiếp thêm hi vọng cho mục tiêu này).
Tuy nhiên, LTE sẽ vẫn là dịch vụ tương đối tốn kém. Wi-Fi đang dần trở thành công nghệ không dây phục vụ băng thông cao, chi phí thấp, được sử dụng cho nhiều thiết bị cũng như nhiểu địa điểm bao gồm cả trên xe cộ và các điểm cung cấp dịch vụ truy cập, như các mạng cung cấp đấu nối cài đặt dày đặt các thiết bị access-point.
Những thay đổi nhanh chóng nhất tiếp theo cho mạng Wi- Fi là những thay đổi sẽ củng cố thêm cho kết nối không dây, trở nên một “tiện ích” ngày càng phổ biến.
Lấy ví dụ như trong tuần này WiGig Alliance đã công bố kế hoạch tiếp theo cho nỗ lực mở rộng dải tần số Wi-Fi lên 60 GHz. Dải băng tần mới có khả năng cho phép cung cấp tốc độ truy xuất lên đến 7Gbps trong phạm vi tương đối ngắn gần với kích cỡ một phòng khách hoặc phòng làm việc nhỏ.
Đây là một bước tiến rất lớn so với chuẩn Wi-Fi hiện tại cho các thiết bị access-point và các thiết bị truy cập của khách hàng sử dụng chuẩn 802.11n. Các thiết bị 802.11n sử dụng 2 hoặc 3 luồng dữ liệu đồng thời và có thể hợp nhất hai kênh 20MHz với nhau. Kết quả là tốc độ dữ liệu có thể đạt từ hơn 100Mbps đến 300Mbps, mặc dù thông lượng sử dụng được thấp hơn nhiều. Theo sự so sánh với chuẩn 802.11g và 802.11a có tốc độ dữ liệu tối đa là 54Mbp và thông lượng khoảng từ 20M đến 24Mbps trong điều kiện lí tưởng.
Kế hoạch của WGA là để thúc đẩy triển khai ra diện rộng một cách nhanh chóng các đặc tả công nghệ của họ vào các sản phẩm sẽ hỗ trợ các chuẩn về Wi-Fi hiện có, đặc biệt là 802.11n, cùng với việc phát triển băng tần 60GHz để hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ rất cao trong một khoảng cách ngắn. Các ứng dụng bao gồm các thiết bị ngoại vi không dây, dữ liệu video không sử dụng nén, mạng dữ liệu tốc độ cao và những thứ cùng loại
Cũng trong tuần này, WGA đã công bố đặc tả phiên bản 1.0 cho một nhóm nhiều nhà cung cấp sản phẩm. Các nhà cung cấp đồng ý với các điều khoản cấp phép miễn phí bản quyền có thể sử dụng phát minh này và bắt đầu phát triển sản phẩm dựa theo nó. WGA cũng hợp tác với Wi-Fi Alliance để đưa ra một thử nghiệm khả năng tương tác và một chương trình chứng nhận, xây dựng dựa trên mô hình mà WFA đã phát triển trong quá khứ để chứng minh khả năng tương thích giữa các thiết bị Wi-Fi.
Cuối tháng này, WGA sẽ đệ trình lên IEEE đề xuất thống nhất sử dụng các đặc tả này của WGA làm nền tảng cho một chuẩn 802.11 mới hỗ trợ tốc độ dữ liệu lên đến nhiều gigabyte trong băng tần 60GHz. Năm ngoái, IEEE cũng đã tạo mới hai nhóm 802.11 mới, 11ad cho băng tần 60GHz, và 11ac cho băng tần dưới 6GHz..
WGA đã có kế hoạch hỗ trợ đầy đủ cho mạng sử dụng dải tần 60GHz của IEEE nhưng nếu tiến trình làm việc nảy sinh phức tạp và bị trì hoãn, mọi kế hoạch của WGA vẫn sẽ tiến hành theo dự định, theo phát biểu của Mark Grodzinsky, trưởng nhóm tiếp thị của WiGig Alliance. “Chúng tôi sẽ tham gia tích cực trong quá trình làm việc của IEEE,”. “Nhưng chúng tôi sẽ không chờ đợi thêm một quy trình chuẩn kéo dài bảy năm nữa.
Vi mạch thực hiện các thông số kĩ thuật của WiGig sẽ có thể hỗ trợ cả ba tần số: vì vậy cùng một thiết bị radio có thể sử dụng 60GHz cho tốc độ nhận hay gửi dữ liệu hoặc dữ liệu video, và 2,4GHz hoặc 5GHz cho Internet hoặc kết nối hệ riêng tư.
Trong khoảng từ 12 đến 18 tháng tới đây, cũng sẽ có một số thay đổi về Wi-Fi như sau:
* Hỗ trợ kết nối trực tiếp, đơn giản giữa các thiết bị Wi-Fi của khách hàng, không cần thiết bị access point hay các bộ định tuyến không dây.
Wi-Fi Alliance đang cho ra một đặc tả mới gọi là Wi-Fi Direct. Cũng giống như Bluetooth, dịch vụ này sẽ bao gồm các giao thức cho phép các thiết bị Wi-Fi kết nối lẫn nhau và tạo nên một liên kết bảo mật với nhau. Dịch vụ này sẽ hỗ trợ 802.11n và mô hình bảo mật Wi-Fi Protected Access 2 (WPA2) cấp doanh nghiệp. WFA sẽ bắt đầu tiến hành thử nghiệm chứng nhận cho “Direct” vào quý 3.
Theo đề cập của Edgar Figueroa, CEO của Alliance, các chuẩn 802.11 hiện tại cũng hỗ trợ kết nối ngang hàng giữa các thiết bị nhưng lại thiếu các sự linh động thông minh mà Wi-Fi Direct sẽ bổ sung, và phải đánh đổi giữa năng suất hoạt động với tính năng bảo mật.
* Việc hỗ trợ lưu lượng VoIP được cải thiện với một tập hợp các giao thức mới của WFA cho phép mạng Wi-Fi hỗ trợ nhiều cuộc gọi thoại đồng thời với chất lượng cao.
* Mạng Wi-Fi đấu nối dạng mesh. Kết nối dạng mesh là kết nối trong đó cho phép các access point kết nối trực tiếp với nhau và truyền từ một thiết bị này đến thiết bị khác, hiện đang được cung cấp dựa trên các yếu tố chưa chuẩn chuẩn hóa, thường là giao thức riêng của các hãng. Một chuẩn của IEEE, 802.11s, được đưa ra vào giữa năm 2011, sẽ làm cho xây dựng mạng Wi-Fi với đấu nối mesh trở nên đơn giản và dễ sử dụng. Việc sử dụng rộng rãi hơn một mạng mesh theo chuẩn sẽ gia tăng sự có mặt của mạng Wi-Fi, và sẽ cải thiện độ tin cậy bằng cách cung cấp các lộ trình thay thế.
* Do các nhà sản xuất vi mạch và các nhà cung cấp thiết bị thực hiện thêm các tính năng trong 802.11n nên chất lượng tín hiệu Wi-Fi và độ tin cậy được cải thiện . Việc thêm vào các tính năng phức tạp chẳng hạn như sử dụng mã hóa việc kiểm tra lỗi chẵn lẻ ở mật độ thấp, nhằm cải thiện việc khắc phục lỗi, và khả năng truyền sóng sử dụng thông tin phản hồi từ thiết bị Wi-Fi của khách hàng nhằm tập trung việc truyền sóng điện từ tại một access point, sẽ giúp cho mạng Wi-Fi tốt hơn.
* Các thiết bị Wi-Fi phía khách hàng thông minh hơn, khi làm việc với các thiết bị access point hoặc các hotspot sẽ cải thiện hiệu suất và khả năng bảo mật. Các chuẩn 802.11v, dự kiến sẽ hoàn thành vào mùa hè này, nhắm tới việc cung cấp dữ liệu khách hàng nhiều hơn, quản lý điện năng, để kết hợp và kiểm soát thiết bị phía khách hàng trong việc quản lý mạng. Đẩy nhanh việc thực hiện 802.11k, quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến, sẽ cho phép mạng lưới Wi-Fi “nhìn thấy” môi trường RF của khách hàng, xác định tín hiệu yếu hoặc phạm vi bao phủ kém và tối ưu hóa kết nối.
(Trường Sơn – Tú Bình) Theo networkworld.