Các giải pháp sử dụng để định tuyến VLAN -

Các giải pháp sử dụng để định tuyến VLAN -

Các giải pháp sử dụng để định tuyến VLAN -

Các giải pháp sử dụng để định tuyến VLAN -

Các giải pháp sử dụng để định tuyến VLAN -
Các giải pháp sử dụng để định tuyến VLAN -
(028) 35124257 - 0933 427 079

Các giải pháp sử dụng để định tuyến VLAN

15-08-2017

Các giải pháp sử dụng để định tuyến VLAN

1. Dùng một Router và hai cổng Ethernet

Phương pháp này tiên khá đơn giản, chỉ cần kết nối hai Switch với hai cổng Ethernet của Router, cấu hình IP cho từng lớp mạng thích hợp. Với cách này tất cả các thiết bị phía dưới Router phải chỉ default gateway về cổng Router tương ứng với lớp mạng mà nó thuộc.

Việc cấu hình để giao tiếp giữa các máy trong các VLAN khác nhau khá nhanh chóng. Tuy nhiên vấn đề gặp phải ở đây là chi phí xây dựng hệ thống tốn kém và việc mở rộng trong tương lai gặp phải nhiều vấn đề khó khăn.

Như ta đã biết, trong phương pháp này mỗi cổng của Router sẽ là một lớp mạng, do đó giới hạn về số VLAN được hỗ trợ phụ thuộc vào số cổng mở rộng trên Router, cụ thể là mỗi VLAN sẽ cần một cổng. Khi hệ thống tồn lại lớn hơn 2 VLAN, chúng ta cần bổ sung thêm cổng cho Router, vấn đề này hoàn toàn không khả thi về mặt kinh tế. Hình dưới đây sẽ mô tả rõ hơn về phương pháp này :

 

Van de gap phai khi mo rong mang neu he thong dung Router de dinh tuyen VLAN

Vấn đề gặp phải khi mở rộng mạng nếu hệ thống dùng Router để định tuyến VLAN

2. Router-on-a-stick

Trong phương pháp này người ta sử dụng một cổng vậy lý của Router và một cổng vật lý của Switch layer 2 kết hợp kỹ thuật trunking và subinterface trên cổng FastEhternet của Router. Cách này ứng dụng với hầu hết tất cả các Switch không hỗ trợ chuyển mạch lớp 3, cấu hình đơn giản, ít tốn kém cổng mở rộng, chỉ với một cổng của Router có thể hỗ trợ chuyển mạch cho nhiều VLAN.

Mo hinh he thong su dung phuong phap Router-on-a-stick

Mô hình hệ thống sử dụng phương pháp Router-on-a-stick

Yêu cầu việc cấu hình Trunk giữa Router và Switch phải đồng nhất, cùng loại đóng gói là ISL hoặc 802.1Q.

Ngoài ra khi kết nối Trunking bị tắt nghẽn sẽ ảnh hưởng đến tất cả các VLAN, và độ trễ cũng tăng lên do gói tin phải rời khỏi Switch đi vào Router sau đó trở lại Switch và trên Router sử dụng chuyển mạnh mềm (điều này chậm hơn kỹ thuật chuyển mạch cứng trên Switch).

Thực tế rất ít người quản trị mạng chọn phương pháp này vì nó phải tiêu hao một Router để định tuyến cho các VLAN, trong khi họ có sự lựa chọn khác tối ưu hơn tiết kiệm kinh phí lắp đặt.

3. Multilayer Switching

Trong phương pháp này sẽ sử dụng một thiết bị chuyển mạch lớp 3 đó là Cisco Catalyst 35xx, là một Switch được tích hợp tính năng chuyển mạch lớp 3. Phương pháp này gần như là tốt nhất vượt xa các phương pháp khác, đảm bảo việc định tuyến siêu nhanh, đáng tin cậy, và chi phí có thể chấp nhận được.

Multilayer Switch có thể thực hiện cả hai chức năng chuyển mạch của layer 2 và định tuyến giữa các VLAN. Một cổng có thể được gán địa chỉ IP, và cũng có thể gán IP cho 1 cổng logical đại diện cho VLAN, Cổng logic này còn được gọi là Switched Virtual Interface (SVI )

Cac loai cong trong Switch lop 3

Các loại cổng trong Switch lớp 3

Lưu ý rằng khi cấu hình cổng SVI hay cổng lớp 3 trên Switch, lúc này tương đương với một cổng trên Router, do đó ta hoàn toàn có thể sử dụng các giao thức định tuyến lớp 3 để quảng bá cho các cổng này.

Vũ Trường Sơn – VnPro

 


Thông tin khác

FORM ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
Đặt hàng
icon-cart
0